Ba nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu là IBM, HP và Samsung SDS đều đang phải xoay sở với tình trạng doanh thu sụt giảm hiện nay.
Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) vừa xác định 30 nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu khu vực Châu Á/Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) (APEJ) theo doanh thu năm 2014 trong báo cáo mới mang tên: "Những nhà cung cấp Dịch vụ CNTT hàng đầu 2015 tại Châu Á/ Thái Bình Dương – Phân tích và hồ sơ cạnh tranh (AP257546)".
Nghiên cứu này bao gồm tổng quan về thị trường dịch vụ CNTT, chiến lược tiếp cận thị trường, phân tích doanh thu chi tiết và quan điểm của IDC về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của 10 nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu trong khu vực. Doanh thu dịch vụ CNTT dựa trên kết quả mới nhất của "IDC Asia/Pacific Semiannual IT Services Tracker, 2H 2014 (IDC_P10614)."
Nghiên cứu IDC cho thấy rằng phân nửa trong top 10 nhà cung cấp dịch vụ CNTT bị giảm doanh thu trong năm 2014, trong đó bao gồm 3 nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu là IBM, HP và Samsung SDS - điều này phản ánh sự thay đổi cấu trúc trong thị trường.
Sự xuất hiện của công nghệ nền tảng thứ 3 (bao gồm: đám mây, mạng xã hội, phân tích và di động), và đặc biệt là dịch vụ đám mây, đã gia tăng áp lực giá cả lên thị trường chuyên sâu tài sản truyền thống như IS outsourcing, hoặc thị trường hỗ trợ phần cứng và dịch vụ triển khai.
Nghiên cứu cũng xác định Huawei, Telstra, và Atos là ba công ty phát triển nhanh nhất trong danh sách top 30. Ngoài ra, cũng đánh dấu sự xuất hiện mạnh mẽ của các công ty Ấn Độ và Trung Quốc như TCS, Pactera, và 21Vianet đang tìm cách mở rộng thị trường trong khu vực.
Bà Cathy Huang, người đứng đầu mảng dịch vụ IT, IDC châu Á / Thái Bình Dương, cho biết: "Với sự xuất hiện của công nghệ nền tảng thứ 3, sẽ phá vỡ cách dịch vụ CNTT được cung cấp và tiêu thụ. Chúng tôi đang nhìn thấy một số nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu bị suy giảm thu nhập trong hai năm qua".
Đồng tác giả của báo cáo này, bà Sherrel Roche, Chuyên viên phân tích cao cấp thị trường dịch vụ CNTT cho biết:
"Thị trường dịch vụ CNTT tại APEJ đang ở thời điểm thú vị và đang chứng kiến sự trỗi dậy của các công ty Ấn Độ và Trung Quốc đang tìm cách xây dựng sự hiện diện của họ trong khu vực. Vì vậy, thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu được tăng gấp đôi - Một là từ sự xuất hiện của các đối thủ châu Á nhưng quan trọng hơn sự cần thiết phải đổi mới để bắt kịp công nghệ nền tảng thứ 3 như đám mây".
"Nói theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin - không phải là loài mạnh nhất tồn tại, cũng không phải là loài thông minh nhất, mà là loài thích nghi nhất với thay đổi. Chúng tôi tin rằng chỉ nhà cung cấp dịch vụ nào nhận ra các động thái thị trường thay đổi và hành động để đáp ứng những thay đổi đó sẽ tồn tại và phát triển mạnh", bà Cathy Huang cho biết thêm.
IDC khuyến cáo rằng các nhà cung cấp dịch vụ CNTT phải chuyển đổi việc kinh doanh của mình để cho phép khách hàng của họ cũng bắt đầu quá trình chuyển đổi kỹ thuật của khách hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cần phải tập trung vào việc tối ưu hóa việc kinh doanh mà họ tạo ra trong lĩnh vực thế mạnh truyền thống của họ thông qua quản lý giá tích cực, tối ưu hóa hơn, và tăng cường tự động hóa.
Theo IDC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sếp realme nói gì khi các đối thủ tầm trung lần lượt sở hữu công nghệ chụp ảnh của Leica và Hasselblad còn họ thì không?
realme vừa qua đã ra mắt mẫu flagship mới nhất là realme GT 7 Pro cho thị trường quốc tế. Công ty cũng tổ chức một sự kiện gặp gỡ báo chí khu vực Đông Nam Á ở Malaysia, tại đây, Trưởng bộ phận sản phẩm realme, Clutch Wu, đã trả lời một số câu hỏi thú vị xoay quanh tầm nhìn và những kế hoạch tương lai của công ty trên thị trường smartphone.
Hết đứng đầu ngành công nghệ và khám phá vũ trụ, Elon Musk giờ còn là game thủ Diablo IV số 1 thế giới!