Bùng phát dịch bệnh bí ẩn ở Châu Phi, đã có 143 người tử vong, WHO đang điều tra khẩn cấp
Cộng hòa Dân chủ Congo hiện là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với cơ sở hạ tầng y tế rất hạn chế, khiến cho bất kỳ đợt bùng phát dịch bệnh nào tại đây cũng trở nên đáng lo ngại.
- Thí nghiệm cho thấy virus COVID có thể thu nhỏ khối u của 4 loại ung thư giai đoạn cuối
- Vì sao chim sẻ Quelia mỏ đỏ lại được coi là 'Kẻ hủy diệt' của lục địa châu Phi?
- Tại sao linh dương đầu bò lại là một trong những loài 'thú vị' nhất trên thảo nguyên châu Phi?
- Dịch bệnh bí ẩn lây lan khắp miền bắc Trung Quốc
Một căn bệnh chưa xác định đã lây nhiễm 382 người và giết chết 143 bệnh nhân chỉ trong vòng hơn một tháng qua ở phía tây nam Cộng hòa Dân chủ Congo. Căn bệnh gây sốt, đau đầu và ho được ghi nhận ở mọi người, ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em. Trong khi đó, bệnh nhân tử vong chủ yếu là thiếu niên, nằm độ tuổi từ 15-18.
Các trường hợp này xảy ra ở Panzi, một khu vực có cơ sở y tế hạn chế, nằm cách thủ đô Kinshasa của Congo khoảng 700 km về phía đông nam. Để ứng phó với đợt bùng phát, Bộ Y tế nước này đã ngay lập tức cử một đội ứng phó khẩn tới hiện trường.
Trong khi đó, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã có mặt để giám sát và điều tra về dịch bệnh.
" Đây là một sự kiện y tế cộng đồng chưa được xác định ", Viện Y tế Công cộng Quốc gia Congo cho biết. Các triệu chứng của người mắc bệnh cho đến nay được xác định bao gồm: ho, sốt, nhức đầu, ngạt mũi, khó thở và xét nghiệm sinh hóa cho thấy bệnh nhân sau đó sẽ bị thiếu máu.
Để đối phó với tình hình, chính quyền Congo đang nỗ lực thực hiện các biện pháp tuyên truyền phòng bệnh cho người dân, đến khi căn bệnh được xác định và các nhà dịch tễ có các khuyến cáo mới.
Các biện pháp bao gồm hạn chế đi lại và tiếp xúc với người lạ. " Người dân cũng không nên quá hoảng sợ. Nhưng cũng phải tránh bắt tay chào nhau, phải rửa tay thường xuyên" , Apollinaire Yumba, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kwango, nơi dịch bệnh bùng phát cho biết.
Ông nói thêm rằng một nhóm các nhà dịch tễ học đã được cử đến khu vực này để lấy mẫu bệnh phẩm và điều tra.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đang làm việc với chính quyền Congo "để nắm bắt tình hình". "Chúng tôi đã cử một nhóm đến khu vực này để thu thập mẫu để điều tra trong phòng thí nghiệm", cơ quan y tế của Liên hợp quốc cho biết.
Cộng hòa Dân chủ Congo hiện là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với cơ sở hạ tầng y tế rất hạn chế, khiến cho bất kỳ đợt bùng phát dịch bệnh nào tại đây cũng trở nên đáng lo ngại.
Trong những tháng gần đây, Congo đã trở thành tâm điểm của một đợt bùng phát bệnh sốt xuất huyết, với hơn 1.000 ca tử vong. Quốc gia Trung Phi này hiện cũng đang phải gánh chịu dịch bệnh mpox (trước đây gọi là đậu mùa khỉ), với hơn 47.000 ca nghi ngờ mắc bệnh và hơn 1.000 ca tử vong. Và thậm chí là dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hiện diện.
Anne Rimoin, một nhà dịch tễ học tại Đại học California, người đã từng có kinh nghiệm làm việc tại Congo, cho biết quốc gia này hiện không có đủ cơ sở hạ tầng để chăm sóc sức khỏe, và việc xác định đồng thời kiểm soát được căn bệnh là rất khó khăn bởi trong một nhóm dân số thường mang sẵn nhiều mầm bệnh tiềm ẩn.
"Nó có thể là bất cứ thứ gì", bà nói thêm. "Nó có thể là cúm, có thể là Ebola, có thể là Marburg, có thể là viêm màng não, có thể là bệnh sởi. Vào thời điểm này, chúng ta thực sự không biết".
"Tôi nghĩ rằng điều thực sự quan trọng là phải nhận thức được những gì đang xảy ra và không nên hoảng sợ cho đến khi chúng ta có thêm thông tin".
Trong khi đó, Tiến sĩ Abraar Karan, một bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm tại Stanford Medicine, cho biết đợt bùng phát này "gây ra hồi chuông báo động" từ vị trí của nó.
Mức độ tương tác giữa con người và động vật hoang dã cao ở Congo làm tăng nguy cơ mầm bệnh lây lan từ động vật và "nhiều bệnh nhiễm trùng ở động vật lây truyền từ động vật sang người có thể gây ra bệnh khá nghiêm trọng", ông nói.
Giống như Rimoin đã nói, để xác định căn bệnh, bác sĩ Karan cho biết các viên chức y tế địa phương sẽ phải sàng lọc hết tất cả các bệnh thông thường phổ biến trong nhóm dân số ở Congo như cúm hoặc sốt rét, trước khi xét nghiệm các tác nhân gây bệnh ít phổ biến hơn.
Nếu tất cả các xét nghiệm đó đều âm tính, các viên chức mới có thể giải trình tự gen mô, máu, chất nhầy hoặc tủy xương từ những người bị nhiễm bệnh để tìm ra các mẫu gen có thể thuộc về một mầm bệnh mới.
Nhận định về tình hình ở Congo, Amira Albert Roess, giáo sư về sức khỏe toàn cầu và dịch tễ học tại Đại học George Mason cho biết việc có tới gần 150 ca tử vong trong số gần 400 ca nhiễm bệnh với triệu chứng giống nhau là một chỉ dấu đáng quan ngại.
Ông nói các nhóm quốc tế tại địa phương sẽ cần thu thập thông tin về các yếu tố dịch tễ chung của những người bị bệnh, như học có tiếp xúc với một nhóm động vật hay cộng đồng nào không để sớm tìm ra nguồn lây, kiểm soát tình hình.
"Tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm có câu trả lời về căn bệnh này ", ông nói
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tưởng chừng bất khả thi, giao tiếp lượng tử giờ đây đã thành hiện thực trên cáp quang thông thường?
Giao tiếp lượng tử sử dụng khái niệm dịch chuyển lượng tử (quantum teleportation), kết hợp rối lượng tử và một kênh truyền cổ điển như Internet để chuyển trạng thái lượng tử của một hạt sang một hạt khác ở khoảng cách xa
Gần một nửa cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị tấn công mạng trong năm 2024