(NLĐO) - Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp, các bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Dùng bụi kim cương làm mát Trái Đất, chi phí lên tới 175 nghìn tỷ USD để "mua thời gian" trước khủng hoảng khí hậu
- Hà Nội ô nhiễm không khí thứ 3 thế giới, "1 buổi sáng ở ngoài hít thở tương đương hút 2 bao thuốc"
- Vì sao Hà Nội ô nhiễm không khí kỷ lục?
- Bắc Ninh ‘xanh hoá’ làng nghề ô nhiễm môi trường
- 'Không thở nổi' khi sống ở thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại TP Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang ở mức báo động. Đặc biệt, từ ngày 6 đến 8 -1, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Ô nhiễm không khí ở mức xấu
Bộ Y tế cho biết theo báo cáo diễn biến chất lượng môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) đã lên đến mức xấu; ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ở Việt Nam, ít nhất 70.000 người tử vong mỗi năm vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, chủ yếu là các bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch và ung thư phổi.
Ngoài ra có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Để chủ động bảo vệ sức khỏe người dân trước những ảnh hưởng có hại của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) khuyến cáo nhóm người nhạy cảm, cần giảm hoặc hạn chế các hoạt động ngoài trời để tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí.
Người dân cần thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.
Khi ra khỏi nhà thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.
Nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì xe cá nhân để giảm tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Nếu phải lái xe, nên giảm thời gian tiếp xúc ngoài trời...
Những người mắc bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh về tim mạch và hô hấp, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ và khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài
Bộ Y tế lưu ý khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI 51-100), người bình thường có thể tham gia hoạt động ngoài trời, nhưng người nhạy cảm nên hạn chế hoạt động mạnh ngoài trời và theo dõi sức khỏe.
Khi mức ô nhiễm ở mức kém (AQI 101-150), người dân cần giảm thời gian hoạt động ngoài trời, đặc biệt là các hoạt động cần sức khỏe cao. Người nhạy cảm nên tránh ra ngoài, nếu có thì cần giảm thiểu thời gian vận động.
Nếu mức ô nhiễm đạt ngưỡng xấu (AQI 151-200), người bình thường cần hạn chế các hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức.
Với mức ô nhiễm rất xấu (AQI 201-300), người dân tuyệt đối tránh hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động gắng sức. Khuyến khích ở trong nhà và sử dụng khẩu trang chuyên dụng khi ra ngoài.
Đặc biệt, đối với trẻ em, người già và những người mắc bệnh mạn tính, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe một cách nghiêm ngặt.
Khi chỉ số chất lượng không khí đạt mức nguy hại (AQI 301-500), người bình thường và những người nhạy cảm cần tuyệt đối tránh mọi hoạt động ngoài trời, đóng cửa sổ và cửa ra vào để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Điện thoại Android "quái dị" nhất 2025: Tháo được màn hình sau, to như viên gạch, pin cực lớn 33.000mAh
Điện thoại thậm chí còn có màn hình ở mặt sau, có thể tháo rời để thành đồng hồ thông minh hoặc thậm chí là tai nghe.
Từ thế giới 13 tỉ năm trước, "quái vật" nhắm thẳng Trái Đất