Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư: Việt Nam đã hội tụ các điều kiện để đón làn sóng đầu tư bán dẫn
Với lợi thế về địa chính trị, nguồn nhân lực trẻ, nền kinh tế tăng trưởng tốt liên tục trong nhiều năm, Việt Nam đang đứng trước cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn.
Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp về địa chính trị thế giới đã thúc đẩy các quốc gia đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tìm kiếm nguồn cung ứng linh kiện ổn định và bền vững hơn.
Với lợi thế về địa chính trị, nguồn nhân lực trẻ, nền kinh tế tăng trưởng tốt liên tục trong nhiều năm, Việt Nam đang đứng trước cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn.
Thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, Việt Nam đã có những bước đi mạnh mẽ để hiện thực hóa khát vọng trở thành một nhân tố chính trong cuộc chơi bán dẫn toàn cầu.
Trong đó, Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam 2024) có thể được xem là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.
Với chủ đề “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”, SEMIExpo Viet Nam 2024 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc vào ngày 7/11.
Phát biểu khai mạc SEMIExpo Viet Nam 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định: “Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, lĩnh vực được coi là “trái tim” của công nghệ hiện đại và là nền tảng cho nền kinh tế số”.
Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, SEMIExpo Viet Nam 2024 đã thu hút sự tham gia của của hơn 5.000 đại biểu và gần 100 gian hàng đến từ các đối tác công nghệ lớn trong lĩnh vực bán dẫn như Cadence, Qualcomm, Intel, Qorvo, Dassault Systemes, Siemens, Tektronix, FPT, Viettel, CMC, N&G… cùng sự tham gia đông đảo của các thành phần trong hệ sinh thái bán dẫn như các viện nghiên cứu, trường đại học, quỹ đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội, chuyên gia trong nước, ngoài nước trong lĩnh vực bán dẫn...
“Mỗi sinh viên, mỗi kỹ sư sẽ là một viên gạch xây dựng nên tòa nhà công nghiệp bán dẫn Việt Nam vững chắc ”
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam đã hội tụ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
Cụ thể, Việt Nam có nền chính trị ổn định và quyết tâm mạnh mẽ từ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển các ngành công nghệ tiên tiến.
Trong đó, Việt Nam ưu tiên lựa chọn khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một trong các đột phá chiến lược nhằm phát triển nhanh, bền vững, trong đó phát triển công nghiệp bán dẫn đóng vai trò quan trọng, nhằm hiện thực hóa các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa Việt Nam sớm bắt kịp, tiến cùng và vượt lên so với các quốc gia phát triển trên thế giới.
Bên cạnh đó, với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam đang trong giai đoạn “dân số vàng” có nguồn nhân lực trẻ đầy nhiệt huyết, năng động, khát vọng cống hiến, khả năng tiếp cận nhanh với các ngành khoa học, công nghệ và STEM, là nguồn nhân lực và thị trường đầy tiềm năng cho các ngành công nghệ cao.
“Chúng tôi tin tưởng rằng, với nền tảng đào tạo trình độ cao và sự tham gia của các đối tác uy tín, mỗi sinh viên, mỗi kỹ sư sẽ là một viên gạch xây dựng nên tòa nhà công nghiệp bán dẫn Việt Nam vững chắc”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang đặt yêu cầu cao về chuyển đổi số toàn diện trong mọi ngành, lĩnh vực. Do đó, Việt Nam cũng đang là một “khách hàng, đối tác” lớn của các tập đoàn công nghệ trên thế giới như Google, Meta, Amazone với thị phần không ngừng mở rộng.
Không chỉ vậy, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, Việt Nam đã hình thành được một hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn với sự tham gia của nhiều đối tác và doanh nghiệp công nghệ cao.
Đồng thời, Việt Nam đã và đang xây dựng môi trường kinh doanh hấp dẫn với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ cao. Dự kiến, trong năm 2024, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư tạo tài sản cố định, sản xuất sản phẩm công nghệ cao…, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Ngoài ra, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với 03 khu công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều khu công nghiệp với hạ tầng hiện đại sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi, hỗ trợ thuận lợi.
Việt Nam có vị trí tốt để tham gia ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị bán dẫn
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC) và SEMI đã công bố hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Đông Nam Á và SEMI Expo 2025.
Phát biểu tại sự kiện, ông KC Ang, Chủ tịch Hội đồng tư vấn khu vực Đông Nam Á của SEMI, Chủ tịch khu vực châu Á, Global Foundries cho biết, lễ khai mạc SEMI Expo là minh chứng cho tầm nhìn táo bạo của Việt Nam trong việc phát triển một hệ sinh thái bán dẫn toàn diện.
“Từ thiết kế mạch tích hợp, lắp ráp, thử nghiệm đến đóng gói, Việt Nam có vị trí tốt để tham gia ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị bán dẫn”, ông KC Ang nhận định.
Vị lãnh đạo SEMI cho biết thêm, với chiến lược và tầm nhìn dài hạn của Chính phủ Việt Nam nhằm xây dựng một hệ sinh thái bán dẫn toàn diện vào năm 2050, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm sáng tạo năng động và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong khuôn khổ SEMIExpo Viet Nam 2024, Chương trình Đối thoại với các doanh nghiệp bán dẫn trong và ngoài nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì là diễn đàn cấp cao để trao đổi, chia sẻ những thực tiễn tốt nhất của ngành công nghiệp bán dẫn từ các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách quốc tế và Việt Nam.
Toàn cảnh Chương trình Đối thoại với các doanh nghiệp bán dẫn trong và ngoài nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, chương trình là một phần trong nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để thảo luận về chiến lược quốc gia, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và xây dựng các chính sách hỗ trợ thiết thực cho ngành công nghiệp bán dẫn. Qua đó, Việt Nam có thể tham gia một cách hiệu quả, chủ động vào các khâu trong chuỗi cung ứng bán dẫn; giúp khai thác tối đa lợi thế của Việt Nam và biến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sếp realme nói gì khi các đối thủ tầm trung lần lượt sở hữu công nghệ chụp ảnh của Leica và Hasselblad còn họ thì không?
realme vừa qua đã ra mắt mẫu flagship mới nhất là realme GT 7 Pro cho thị trường quốc tế. Công ty cũng tổ chức một sự kiện gặp gỡ báo chí khu vực Đông Nam Á ở Malaysia, tại đây, Trưởng bộ phận sản phẩm realme, Clutch Wu, đã trả lời một số câu hỏi thú vị xoay quanh tầm nhìn và những kế hoạch tương lai của công ty trên thị trường smartphone.
Hết đứng đầu ngành công nghệ và khám phá vũ trụ, Elon Musk giờ còn là game thủ Diablo IV số 1 thế giới!