Bố bỉm sữa "khoe" tự làm cũi giá rẻ cho con bằng ống nhựa PVC, dân mạng thi nhau học tập, ai biết mới giật mình: Vứt bỏ nhanh còn kịp!

    Thanh Long,  

    Thoạt nhìn, trào lưu này có vẻ rất đáng yêu. Nhưng hiểu ra vấn đề mới thấy, ông bố này cũng đáng trách.

    Những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook lại lan truyền một hướng dẫn làm cũi cho trẻ sơ sinh bằng ống nhựa PVC. Trong đó, một ông bố bỉm sữa đã chia sẻ rất tỉ mỉ cách làm ra một chiếc cũi quây lớn dành cho con mình, chỉ từ các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm như ống nhựa, cút nối và ốc vít.

    "Truyền cảm hứng từ các bài viết các ông bố làm nhà đồ chơi cho bé trong group. Xin giới thiệu vs cả nhà dự án đầu tay: cũi quây hàng rào làm từ ống nhựa PVC, vs chi phí <500k, thời gian làm trong 1 buổi" , ông bố bỉm cho biết.

    Sau đó, anh đã chia sẻ một loạt các hướng dẫn rất chi tiết và có hệ thống về nguyên vật liệu, cách làm từng bước, thậm chí có cả sơ đồ lắp chiếc cũi, để các ông bố khác có thể học làm theo:

    Bố bỉm sữa

    Bố bỉm sữa

    Bố bỉm sữa

    Bố bỉm sữa

    Bố bỉm sữa

    Bố bỉm sữa

    Được chia sẻ rầm rộ

    Không khó để hiểu tại sao bản hướng dẫn này lại nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng mạng đến vậy. Một trong số các bài viết này đã nhận về 1.600 lượt thích, hơn 3.000 bình luận và hơn 1.000 lượt chia sẻ. Đa số các bình luận đều là của các mẹ "tag" tên chồng mình vào và muốn chồng làm cho con mình một chiếc cũi giống như vậy.

    Sức hấp dẫn của làn sóng làm cũi từ ống nhựa PVC này đến từ bản hướng dẫn quá "có tâm" của ông bố bỉm. Nó trao quyền cho bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng có thể tự làm ra một phiên bản " cũi ống nước " dành cho con mình.

    Cộng với việc chi phí của thành phẩm DIY hứa hẹn rẻ hơn nhiều so với cũi quây mua ở các cửa hàng bán đồ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kết quả là, hàng loạt ông bố bỉm sữa khác đã làm ra những chiếc cũi tương tự:

    Bố bỉm sữa


    Bố bỉm sữa

    Bố bỉm sữa

    Bố bỉm sữa

    Bố bỉm sữa

    Bố bỉm sữa

    Nếu chỉ nhìn " trend " làm cũi này đến đây, bạn có thể thấy nó cũng đáng yêu mà. Những ông bố đã được dịp thể hiện tình cảm một cách cụ thể với con. Những bà mẹ đã đỡ mệt, và rảnh tay phần nào khi con mình chơi ngoan trong cũi.

    Nhưng khuyến cáo dành cho bạn là: Đừng bao giờ học tập theo " trend " làm cũi từ ống nhựa PVC này! Bởi nó một phần đáng yêu thì có tới 10 phần đáng trách.

    Vấn đề ở đây là nhựa PVC cực kỳ độc cho trẻ em. Nó có chứa Phthalate, một hóa chất cực kỳ gây hại, có thể làm gián đoạn nội tiết của trẻ, gây ra chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), hành vi tự kỷ, làm chậm sự phát triển và khả năng vận động của trẻ, gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư khi lớn lên, bao gồm cả việc bị vô sinh.

    Chính vì những tác hại tiềm tàng này, nhựa PVC đã bị Liên minh Châu Âu (EU) cấm sử dụng trong đồ chơi và các vật dụng tiếp xúc với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ năm 1999.

    Bố bỉm sữa

    Một chiếc cũi được làm từ ống nước PVC.

    Bố bỉm sữa

    Liên minh Châu Âu (EU) đã cấm nhựa PVC chứa Phthalate trong đồ chơi dành cho trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi.

    Một phần tư thế kỷ đã trôi qua, với các kiến thức ngày càng rõ ràng về tác hại của nhựa PVC với trẻ nhỏ, không hiểu sao nhiều ông bố bà mẹ vẫn vô tư làm ra những chiếc cũi từ ống nước cho con mình.

    Khi đứa trẻ liếm láp thành cũi, chạm tay lên đó rồi chạm lên miệng, hoặc bốc thức ăn, trẻ sẽ bị phơi nhiễm với Phthalate cực kỳ độc hại. Thậm chí chỉ ngồi chơi trong cũi và hít thở thôi, trẻ cũng có thể hít phải các phân tử Phthalate.

    Vì vậy, với những ai đã trót làm ra những chiếc cũi ống nước này, lời khuyên cho họ là:

    Bỏ nhanh đi còn kịp!

    PVC là tên gọi viết tắt của PolyVinyl Clorua, một trong những loại nhựa polyme tổng hợp phổ biến nhất trên thế giới. Mỗi năm, có khoảng 40 tấn nhựa PVC được sản xuất và bán ra thị trường trong các sản phẩm như chai nhựa, bao bì, thẻ ngân hàng, áo mưa, dây cáp điện, tấm ốp sàn…

    Nhưng có lẽ, sản phẩm nổi tiếng nhất của nhựa PVC chính là những chiếc ống tròn, được dùng để làm ống nước và ống luồn dây điện.

    Bố bỉm sữa

    Ống nhựa được ông bố chọn cho "dự án" làm cũi là loại ống nhựa PVC luồn dây điện.

    Một trong những ưu điểm của nhựa PVC khiến nó được dùng nhiều cho mục đích này là vì giá thành rẻ, dễ gia công lắp đặt và khả năng chịu các loại áp lực từ môi trường tốt.

    Để có được những tính chất ấy, nhà sản xuất nhựa PVC đã phải thêm vào đó các chất làm dẻo, mà phổ biến nhất là Phthalate, để khiến nhựa PVC bớt giòn, dễ uốn và khó rạn vỡ.

    Một nghiên cứu trên tạp chí Environmental Science & Technology năm 2021 cho biết tới 90-95% sản lượng Phthalate toàn cầu được làm ra chỉ để pha vào nhựa PVC, nhằm mục đích làm tăng độ bền.

    Mặc dù vậy, sự hiện diện của Phthalate trong PVC đã hạn chế tính ứng dụng của loại nhựa này trong các sản phẩm dành cho trẻ em và trẻ sơ sinh, bởi Phthalate được chỉ ra là ảnh hưởng rất không tốt tới sự phát triển của trẻ.

    Bố bỉm sữa

    Các con đường phơi nhiễm Phthalate và tác hại của nó.

    " Phthalate, giống như các hóa chất gây rối loạn nội tiết khác (EDC), có thể làm thay đổi cân bằng nội môi và hoạt động của hormone và các phân tử tín hiệu, gây ra các hậu quả bất lợi về sức khỏe. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ sơ sinh, đối tượng dễ bị ảnh hưởng và nhạy cảm hơn với tác động của chúng" , một nghiên cứu trên tạp chí International Journall of Molecular Sciences năm 2021 cho biết.

    "Phthalate đặc biệt có hại khi tiếp xúc trong một số thời điểm quan trọng của quá trình phát triển, chẳng hạn như giai đoạn trước khi sinh và giai đoạn đầu sau khi sinh. Phthalate cũng có thể can thiệp vào hệ thống thần kinh nội tiết (ví dụ, truyền tín hiệu hoặc chuyển hóa hormone tuyến giáp), gây gián đoạn quá trình biệt hóa và trưởng thành của tế bào thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn về hành vi và nhận thức (ADHD và hành vi tự kỷ, suy giảm phát triển về tinh thần, vận động, IQ, và các vấn đề về cảm xúc)".

    Các kết luận này được rút ra từ nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thậm chí các bà mẹ phơi nhiễm với Phthalate trong thời kỳ mang thai sẽ khiến những đứa trẻ trở nên ốm yếu.

    Bố bỉm sữa

    Các nghiên cứu chỉ ra tác hại của việc tiếp xúc với Phthalate từ giai đoạn mang thai tới khi trưởng thành.

    Bố bỉm sữa

    Liên minh Châu Âu (EU) vì vậy đã cấm sử dụng nhựa PVC chứa Phthalate để làm đồ chơi cho trẻ em từ năm 1999. Trong khi đó, Hoa Kỳ hạn chế sử dụng nhựa có hàm lượng Phthalate cao hơn 0,1% trong đồ chơi trẻ em và bất cứ đồ dùng chăm sóc trẻ em nào.

    Điều này gần như sẽ đồng nghĩa với việc nhựa PVC sẽ bị cấm, vì hàm lượng Phthalate cần đạt tới mức tối thiểu 10% mới tạo ra được hiệu ứng làm dẻo nhựa, theo một nghiên cứu trên tạp chí PlosONE năm 2020.

    Nhận diện và tránh các sản phẩm làm từ nhựa PVC cho trẻ

    Với những tác hại đã được chứng minh từ Phthalate, nhiều nhà sản xuất nhựa đã bắt đầu tìm kiếm các loại chất làm dẻo khác để pha vào PVC, ví dụ như bis-2-ethylhexyl terephthalate (DEHTP) hoặc acetyl tributyl citrate (ATBC). Một số nhà sản xuất đã sử dụng nhựa PVC không chứa Phthalate được ký hiệu đặc biệt là UPVC.

    Nếu vẫn muốn tự làm một chiếc cũi từ ống nhựa cho con mình, các ông bố nên chọn loại ống làm từ nhựa UPVC để giảm thiểu tác hại từ Phthalate.

    Tuy nhiên, nghiên cứu trên tạp chí PlosONE cho biết chưa thể khẳng định việc các thế hệ chất làm dẻo mới có an toàn hơn Phthalate hay không, chỉ đơn giản vì chúng ta chưa có đủ dữ liệu khoa học.

    Ngoài ra, phơi nhiễm Phthalate không phải là nguy cơ duy nhất từ nhựa PVC đối với sự phát triển của trẻ. Nhiều sản phẩm làm từ loại nhựa này còn chứa bisphenol A (BPA), các muối kim loại nặng của chì, cadmium, kẽm, bari, thiếc… đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

    Nhìn chung, nhựa PVC không phải là lựa chọn sáng suốt để làm các sản phẩm hoặc đồ dùng mà trẻ có thể tiếp xúc nhiều như cũi, đồ chơi, đồ dùng học tập…

    Bố bỉm sữa

    Nhãn nhựa số 3 của PVC.

    Bố bỉm sữa

    Chú ý, các loại nhãn nhựa màu đỏ rất độc hại với trẻ nhỏ, nhãn xanh được cho là an toàn, trong khi nhãn vàng cần cân nhắc khi sử dụng.

    Để nhận diện loại nhựa này và tránh cho trẻ tiếp xúc, bạn cần nhớ PVC được dán nhãn bằng số 3, bên trong ký hiệu 3 mũi tên tái chế. Một số nhà sản xuất sẽ ghi chữ V hoặc PVC bên dưới sản phẩm của mình.

    Dưới đây là một số sản phẩm thường chứa nhựa PVC mà trẻ hay tiếp xúc, kèm theo lời khuyên dành cho bạn để lựa chọn sản phẩm thay thế cho con mình:

    Cặp sách

    Bố bỉm sữa

    Một mẫu ba lô trẻ em Labububu đang "hot" nhưng được làm từ nhựa PVC dẻo.

    Nhiều loại cặp sách, ba lô dành cho trẻ em có các hình in bóng kính hết sức bắt mắt. Nhưng các bề mặt này thường được làm từ nhựa PVC dẻo nhờ được pha nhiều Phthalate. Vì vậy, một lựa chọn an toàn hơn cho trẻ là sử dụng các loại cặp sách và ba lô bằng vải hoặc da, với các họa tiết được thêu thay vì in trên nhựa bóng kính.

    Đất nặn

    Bố bỉm sữa

    Nhiều loại đất nặn có trên thị trường hiện không được làm từ đất sét, mà thực chất là nhựa PVC, chứa rất nhiều Phthalate để đạt được tới độ siêu dẻo. Đặc điểm nhận biết các loại đất sét này là chúng thường đóng rắn lại khi không sử dụng và để làm mềm, bạn phải tác động lực lúc ban đầu để nhào nặn nó một lúc.

    Đảm bảo bạn đọc kỹ thành phần khi chọn đất sét cho trẻ để tránh loại đất nặn độc hại này.

    Văn phòng phẩm

    Bố bỉm sữa

    Thước nhựa siêu dẻo thường làm từ nhựa PVC pha nhiều Phthalate.

    Bút nhựa, thước kẻ dẻo, hộp bút thường là những văn phòng phẩm làm từ nhựa PVC. Tốt nhất bạn nên sử dụng các sản phẩm có vỏ kim loại, sách vở thuần giấy không bìa nhựa, túi đựng tài liệu bằng bìa cứng cho con mình.

    Ngoài ra, một số vị trí nhỏ chứa nhựa PVC mà bạn thường không để ý như vỏ bọc bên ngoài của ghim giấy, phần lò xo bằng nhựa ở gáy sổ, phần tay cầm ở compa…

    Giày dép, áo mưa, đồ chơi nhà tắm

    Bố bỉm sữa

    Có rất nhiều bộ phận của giày dép trẻ em thường được làm bằng nhựa để trang trí, và chúng thường được làm bằng nhựa PVC dẻo. Nhất là giày dép giá rẻ vì nhựa PVC có chi phí sản xuất rẻ hơn so với các loại nhựa khác.

    Ngoài ra, các chi tiết khác nhau trên giày dép có độ dẻo khác nhau có thể dễ dàng được điều chỉnh bằng việc pha ít hay nhiều Phthalate vào PVC. oại nhựa này cũng thường được dùng làm áo mưa, phao bơi và đồ chơi nhà tắm như vịt nhựa, hồ bơi mini bơm hơi cho trẻ.

    Để tránh tiếp xúc với Phthalate, bạn cần đảm bảo chỉ mua các mặt hàng trên từ những thương hiệu cam kết không sử dụng nhựa PVC trong sản phẩm của mình.

    Nội thất

    Bố bỉm sữa

    Một nhà trẻ có sàn nhựa PVC.

    Cuối cùng nhưng không thể không nhắc đến chính là sự xâm chiếm của vật liệu PVC trong các sản phẩm nội thất nhựa hoặc được bọc nhựa, như cũi trẻ em, kệ nhựa, tủ nhựa, bàn ghế nhựa và đặc biệt là sàn nhựa giả gỗ.

    Các loại sàn dán giả gỗ thường được làm bằng nhựa PVC pha Phthalate để đạt tới độ dẻo và độ bền cao. Nếu loại sàn này xuất hiện ở các trường mầm non dành cho trẻ nhỏ, tỷ lệ phơi nhiễm Phthalate sẽ rất cao, do trẻ nhỏ thường chơi đùa ngay trên mặt sàn và tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại trong đó.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày