Blogger Trung Quốc ăn nhầm lá độc dược mà cứ tưởng là lô hội khi livestream
“Mang nguồn gốc tự nhiên” không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với “đem lại sự khỏe mạnh”. Những trend về “sức khỏe” lan tỏa trên mạng Internet đôi lúc rất lố bịch, và có những khi chúng có thể trở nên thực sự nguy hiểm.
Mới đây một phụ nữ đã phải nhập viện sau khi thực hiện video livestream bởi cô đã ăn phải một loại thực vật mang độc tính, chỉ vì tưởng nhầm đó là cây lô hội. Ăn lô hội sống là một trend khá phổ biến trên các trang mạng xã hội, và mới trong tháng trước đây việc làm video livestream trong khi ăn sống các loại thực vật đã trở nên vô cùng phổ biến tại Trung Quốc, đặc biệt là đối với các phụ nữa trẻ tại nước này.
Một blogger 26 tuổi người Trung Quốc đã đăng tải một video với tiêu đề “yến tiệc lô hội”, trong đó cô này cầm trên tay 2 chiếc lá lớn và bắt đầu ăn chúng. Người xem có thể thấy cô vừa ăn vừa nhận xét. Ban đầu chỉ là “Cũng không tệ”, và ngay sau miếng thứ 2 thì đó là “Trời! Đắng, rất đắng.” Video này mặc dù bị cắt nhưng sau đó đã lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng người dùng mạng.
aloe vera feast
Thực chât loại lá mà blogger này ăn không phải là lá cây lô hội. Thay vào đó, nó có vẻ như đã được lấy từ một cây thùa, với đặc tính rất độc và nếu ăn phải thì có thể gây rát, sưng tấy và tạo ra cảm giác “cháy” cổ họng. Nhiều nguồn thông tin cho rằng cô đã phải nhập viện với các vết bỏng đau đớn trong miệng và thực quản.
Dù gì thì trong thế giới của những blogger chia sẻ về “sức khỏe”, việc ăn lá cây lô hội sống được cho là rất tốt. Rất nhiều cây viết cho rằng loại “siêu thực phẩm” này gần như có thể chữa bách bệnh, bao gồm cả việc “ngăn chặn quá trình phát triển của các khối u ung thư”. Trên thực tế, có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh cho việc chữa được bách bệnh của lá cây lô hội, thậm chí nó còn không chữa nổi cả sự rám nắng trên da. Chưa kể, nếu ăn sống có khả năng bạn sẽ bị “tào tháo đuổi” nữa. Trong trường hợp tệ nhất, như blogger trên, nếu bạn nhầm lá lô hội với một loại thực vật mang độc tính nào khác, tính mạng của bạn có thể sẽ bị đe dọa. Qua đây có lẽ chúng ta cũng có thể đúc kết ra được một vài điều, đó là những thứ phi khoa học cũng có khả năng gây ra nguy hiểm, và rằng “có nguồn gốc từ tự nhiên” thì không phải lúc nào cũng “bổ” đâu nhé.
“Điều được ngầm thừa nhận ở đây là nếu thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, nó chắc chắn sẽ an toàn và khỏe mạnh hơn đồ nhân tạo. Nhưng trường hợp này không phải vậy đâu. Nó là một ảo tưởng hoàn toàn sai lầm đó.” Tim Caufield – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Luật và Chính sách Sức khỏe tại Đại Học Alberta, Canada cho biết.
Có những trend với đồ tự nhiên hoàn toàn vô hại nhưng bên cạnh đó, có những trend thực sự vô cùng nguy hiểm. Lấy ví dụ, ngoài việc nhầm lẫn giữa 2 loại lá với nhau của blogger trên thì còn có các trend khác như nhét một viên ngọc bích có hình quả trứng và âm đạo hay cố tình để bị ong đốt. Nhìn chung, những việc làm dại dột trên thường bỏ qua bất kỳ một lời khuyên mang tính khoa học nào, và trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Cũng có những trường hợp cực đoan hơn, như việc bố mẹ thử dùng cây cúc dại để chữa bệnh viêm màng não cho con dẫn đến tử vong, hay một blogger chết sau khi có gắng tự chữa bệnh ung thư của mình bằng phương pháp Coffee Enemas (Thải độc đường ruột theo liệu pháp Gerson là thụt café hữu cơ vào trong đại tràng và giữ lại dung dịch cafe trong đại tràng 12-15 phút). Một cách bất chợt, những trend về sức khỏe bỗng đi đến mức “nguy hiểm chết người”, và đó cũng là lý do những chuyên gia như Caufield không thể xem nhẹ chuyện này.
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?