BlackBerry ký thỏa thuận cấp phép để mang điện thoại thông minh đến với thị trường Ấn Độ
BlackBerry vừa ký một thỏa thuận cấp phép cho phép mang những chiếc điện thoại mang thương hiệu công ty đến với thị trường giàu tiềm năng Ấn Độ.
BlackBerry tiếp tục quan hệ đối tác chiến lược với các công ty khác nhau sau khi rời khỏi nền công nghiệp điện thoại thông minh. Công ty của Canada đã ký thỏa thuận cấp phép với TCL Communication và BB Merah Putih cho việc thiết kế, sản xuất và bán điện thoại thông minh tại nhiều khu vực khác nhau.
Hôm nay, BlackBerry tiếp tục công bố một thỏa thuận cấp phép để mang thương hiệu điện thoại thông minh này đến với Ấn Độ, một thị trường có tiềm năng với 1,5 tỷ khách hàng. Optiemus Infracom là tên của công ty sẽ tung ra điện thoại thông minh thương hiệu BlackBerry ở Ấn Độ. Đây cũng là công ty được BlackBery lựa chọn để phân phối DTEK50 và DTEK60 tại Ấn Độ.
Theo BlackBerry, Optiemus sẽ được phép "thiết kế, sản xuất, bán, quảng bá và hỗ trợ" điện thoại thông minh có thương hiệu BlackBerry không chỉ ở Ấn Độ mà còn tại các quốc gia như Sri Lanka, Nepal và Bangladesh.
BlackBerry hiện nay sử dụng mô hình kinh doanh tương tự như Nokia, hãng đã ký một thỏa thuận với công ty HMD Global của Phần Lan (để phát hành các điện thoại Nokia chạy Android trên thị trường). Các thỏa thuận cấp phép của BlackBerry với các công ty bên thứ 3 trong những tháng qua để đảm bảo cho điện thoại thông minh của họ có mặt ở mọi thị trường trên thế giới.
Đại diện BlackBery cho biết: “Ngoài việc hỗ trợ sáng kiến “Make in India” bằng cách tạo ra các cơ hội sản xuất và cơ hội việc làm cho các doanh nghiệp và người dân địa phương, quan hệ đối tác với Optiemus là một cột mốc quan trọng trong chiến lược của chúng tôi để mang sự thông minh đến cho điện thoại”.
Trong khi đó, TCL dự kiến sẽ giới thiệu Mercury, chiếc điện thoại thông minh mới nhất được thiết kế bởi công ty Canada. Dự kiến, sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 2 nhưng Mercury sẽ chỉ lên kệ từ tháng Ba.
Tham khảo: PhoneArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon