Khi nước uống trở nên ít ỏi, tại sao không lấy ra từ chính không khí? Một nhà thiết kế công nghiệp tại Áo đang hy vọng mình sẽ làm được điều này.
Kristof Retezár, nhà thiết kế đến từ Vienna, đã phát minh ra một thiết bị có thể chiết xuất độ ẩm từ không khí và ngưng tụ lại thành nước uống. Thiết bị nhỏ gọn này, được đặt tên là Fontus, có thể gắn vào khung xe đạp để ta có thể tạo ra nước trong hành trình dài đạp xe, nơi mà nguồn nước uống thường rất hạn chế.
Fontus hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản của sự ngưng tụ, có thể dễ thấy được ở những việc như lấy đồ ra khỏi tủ lạnh, như một lon nước chẳng hạn, và sau một lúc bạn có thể thấy nước xuất hiện trên bề mặt của đồ vật.
“Nó đơn giản chỉ là ngưng tụ lại độ ẩm có trong không khí,” trích lời Retezár. “Trong không khí luôn có một độ ẩm nhất định, cho dù bạn ở đâu đi chăng nữa – ngay cả ở sa mạc. Nghĩa là bạn có thể trích xuất độ ẩm từ nó bất cứ lúc nào.”
Thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời này bao gồm một bình ngưng tụ (có chức năng như máy làm lạnh) được kết nối với một chuỗi các lớp kỵ nước để ngăn nước lại. Và khi thiết bị sử dụng ngoài thực tế, những lớp kỵ nước này gặp lạnh, và bạn sẽ có được sự ngưng tụ, trích lời Retezár.
“Bởi chúng kỵ nước, nên ngay lập tức sẽ đẩy nước vừa ngưng tụ xuống bình đựng,” ông giải thích. “Về bản chất, bạn đang chuyển không khí từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng.”
Fontus có thể sản xuất ra nửa lít nước trong vòng một giờ trong điều kiện thuận lợi nhất, với nhiệt độ từ 30 tới 40 độ C và độ ẩm trong khoảng 80% tới 90%.
Bản mẫu được lắp đặt thêm một bộ lọc để có thể tránh được bụi bẩn cũng như sâu bọ, tuy nhiên thì nó vẫn chưa tìm được cách để lọc được những chất có thể gây ô nhiễm.
“Nước của bạn sẽ được đảm bảo vệ sinh, trừ khi không khí ở đó quá ô nhiễm,” trích lời Retezár. “Chúng tôi đang dự kiến làm thêm một bình nước có tấm lọc carbon, nó sẽ được sử dụng tại các vùng mà bạn cho rằng không khí bị ô nhiễm. Nhưng nói chung, bình nước này vốn được thiết kế để sử dụng trong thiên nhiên, hay những nơi mà bạn chẳng phải lo đến độ bẩn không khí.”
Retezár cũng đang phát triển một phiên bản khác sử dụng buồng thông gió ngược để hút không khí vào, thay vì phụ thuộc vào luồng không khí được tạo ra từ việc đạp xe. Thế hệ tiếp theo sẽ được ứng dụng tại những vùng thiếu thốn nguồn nước, nhưng lại có độ ẩm không khí cao.
Video quảng cáo của Fontus
“Ý tưởng của chúng tôi là để giải quyết một vấn đề toàn cầu: nhu cầu về nước tại những vùng trên thế giới mà nguồn nước rất giới hạn trong khi độ ẩm lại rất cao,” Retezár nói. “Mục đích của tôi là phát minh ra một thiết bị có thể lọc được độ ẩm của không khí và biến nó thành nước uống.”
Thiết kế ban đầu của Fontus đã lọt vào danh sách rút gọn của giải thưởng James Dyson năm 2014, giúp cho Retezár có được sự chú ý cho dự án của mình. Sau đó, ông đã nhận được tài trợ từ chính phủ Áo để có thể chi trả cho các giai đoạn phát triển kỹ thuật. Nhà thiết kế cũng đã lên kế hoạch làm một dự án góp vốn vào tháng 3 để tiếp tục chi trả cho chi phí của khâu sản xuất hàng loạt. Retezár nói rằng ông sẽ cố gắng để giữ cho giá của Fontus ở mức dưới 100 USD, và nếu mọi chuyện suôn sẻ, bình nước tự nạp này sẽ được bán ra chính thức trong vòng chín tới mười tháng nữa.
Theo LiveScience.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Mạnh đến mức giải bài toán mất 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, vì sao chip lượng tử Google vẫn "bó tay" trước các phương thức mã hóa hiện đại?
Dù Google tự hào Willow có thể giải quyết một bài toán chỉ trong 5 phút mà siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay cần tới 10 triệu tỷ tỷ năm để hoàn thành, nhưng con chip lượng tử này vẫn chưa đủ sức để phá vỡ các phương thức mã hóa hiện đại.
Bằng một hành động không thể ngờ, công ty thiết bị chip Trung Quốc thoát khỏi danh sách đen của Bộ Quốc Phòng Mỹ