Bị VTV "bêu tên" vì nội dung rác, TikToker vẫn ngang nhiên lên tiếp những clip hướng nghiệp độc hại: Có coi thường pháp luật?
Dù bị cộng đồng mạng lên án, nhưng một bộ phận TikToker vẫn ngang nhiên đăng các clip hướng nghiệp "độc hại".
- Chuyên gia giải mã thương vụ GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư vào Be Group, chỉ ra mấu chốt quyết định 90% khả năng thành công
- Tận dụng ChatGPT để "quẹt" Tinder, nhiều trai ế sắp thoát khỏi kiếp FA
- Sốc với loạt từ lóng 18+ được mã hóa lan truyền khắp TikTok: Từ "trượt tuyết" đến "mascara" đều ẩn chứa thông điệp đen tối khó lường
Những ngày qua, các nội dung tư vấn hướng nghiệp "độc hại" lan tràn trên mạng xã hội TikTok như: Top những ngành học thất nghiệp, những tấm bằng vô dụng nhất Việt Nam... khiến nhiều học sinh hoang mang, bối rối. Một số phụ huynh cũng bị lạc vào "ma trận" này khi đang trong quá trình tìm hiểu để định hướng ngành học cho con.
Dù bị cộng đồng mạng (CĐM) lên án vì những content hướng nghiệp kiểu "câu like", "câu view" như vậy, nhưng một bộ phận TikToker vẫn ngang nhiên đăng tải các clip tư vấn ngành học, hay cảm thấy hả hê vì "chưa bao giờ được mọi người quan tâm như thế". Trong đó phải kể đến những clip hướng nghiệp của chủ kênh TikTok tên "Huy Dao".
Được coi là người có tầm ảnh hưởng trên MXH với hơn 335k lượt người theo dõi, nhưng những nội dung của TikToker này lại chỉ xoay quanh việc cổ xúy cho vấn đề: "Học đại học vô dụng".
VTV làm phóng sự lên án các clip hướng nghiệp "độc hại" trên TikTok
Bất chấp bị "gạch đá", nam TikToker này vẫn ngang nhiên tiếp tục đăng tải những clip với nội dung tranh cãi
Gây bức xúc hơn cả là bất chấp việc nhận hàng tá "gạch đá" từ CĐM, thậm chí bị VTV "bêu" đích danh, nam TikToker này vẫn không hề hối lỗi hay có hành động xóa những video hướng nghiệp lệch lạc trên kênh TikTok cá nhân của mình đi. Thay vào đó, TikToker này tiếp tục sản xuất ra hàng loạt clip khác với nội dung được đánh giá là độc hại, thiên kiến như: "Có nên học ngành Kế toán", "Hãy thể hiện bạn nghèo"...
Trước đó, Huy Dao cũng là chủ nhân của hàng loạt video với quan điểm lệch lạc như: "Bằng Marketing vô dụng", "Thay vì học 4 năm đại học bạn nên học khóa học 3 tháng là đủ"... Đáng chú ý, tất cả những lập luận của nam TikToker đều dựa trên "cảm nhận cá nhân", do "quan sát từ bạn bè xung quanh" rồi bản thân "tự thấy được"...
Trước phản ứng dữ dội của netizen, anh chàng này cũng lên một video "giải oan" cho bản thân, rằng mình đang bị mọi người nhìn nhận quá khắt khe. Anh lập luận, video "ngành học vô dụng đó" được làm từ rất lâu rồi, bản thân không hề có ý câu view, câu like như dân tình đang nghĩ.
Có vi phạm pháp luật?
Theo Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng tại Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật và Trưởng Văn phòng Luật sư tại Văn Phòng Luật sư Diệp Năng Bình, giống như việc ăn một món ăn nào đấy, có người sẽ khen ngon còn có người lại thấy dở, việc làm các clip hướng nghiệp trên mạng xã hội cũng tương tự. Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau nên việc những clip đó có phạm luật hay không phải xét trên rất nhiều góc độ mới có thể đi đến kết luận được.
Nếu các TikToker "câu like" bằng việc làm clip chỉ nêu chung chung như ngành học A, ngành học B "vô dụng" thì rất khó kết luận hành vi này là vi phạm pháp luật. Nhưng khi họ chỉ đích danh các đối tượng, chẳng hạn học ngành C của trường D ra trường chắc chắn thất nghiệp thì lúc đó sẽ phải xét đến phạm trù khác vì nó đang làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của chủ thể đang được nhắc đến.
Tuy nhiên, không phải cứ như vậy mà một số người sáng tạo nội dung trên các nền tảng MXH có thể "lách luật" để tạo ra những clip không có tính chất xây dựng, không mang lại lợi ích cho cộng đồng như vậy. Nếu những clip tư vấn "ngành học vô dụng", "ngành học thất nghiệp"... được lan truyền rộng khắp và gây hoang mang trong dư luận thì chắc chắn sẽ phải cân nhắc đến yếu tố luật pháp.
Luật sư Diệp Năng Bình
Đó là ở mặt lý, còn ở mặt tình, việc lan tràn các clip hướng nghiệp độc hại sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý chọn ngành, chọn nghề của học sinh. Có nhiều em chỉ vì nghe một thông tin hướng nghiệp một chiều rằng ngành học mà mình yêu thích ra trường thất nghiệp mà sẵn sàng từ bỏ. Tuy nhiên, đa số người xây dựng nội dung như vậy đều có góc nhìn phiến diện, không đưa ra căn cứ và không phân tích rõ ràng dựa trên những con số. Điều đó dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh cũng như sinh viên.
Vậy nên, Luật sư Diệp Năng Bình khuyên các bạn trẻ nên thấu hiểu nội tại bên trong của mình để có định hướng đúng đắn. Bằng cách trả lời loạt câu hỏi như: Điểm mạnh của bạn là gì, điểm yếu của bạn ra sao, bạn muốn trở thành một người như thế nào trong tương lai... sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát của bản thân. Vị Luật sư này nêu dẫn chứng về mình, từ nhỏ ông đã thích mọi thứ liên quan đến công bằng, công lý. Dựa vào những yếu tố đó cùng hợp việc khám phá sâu bản thân, ông đã quyết định lựa chọn đi theo nghề Luật sư.
Chia sẻ kỹ hơn về những hệ quả mà các bạn trẻ cần đối mặt khi xem các clip hướng nghiệp "độc hại", Nguyễn Hà - CEO & Founder Tảo xoắn Okasan và CEO & Co-Founder Bất động sản Lee Homes, người từng tốt nghiệp bằng Giỏi trường Đại học Staffordshire (Anh Quốc) và Đại học Anh quốc Việt Nam với chuyên ngành Quản trị kinh doanh, bày tỏ:
"Hậu quả trực tiếp về những thông tin hướng nghiệp lệch lạc như vậy đối với các bạn trẻ là hoàn toàn có thể đo lường được. Thứ nhất, nó sẽ gây ra tình trạng lãng phí chất xám, tài nguyên nhân lực; gia tăng tỉ lệ làm trái ngành, thất nghiệp... Ngoài ra, các thông tin thiên kiến, một chiều khiến các bạn trẻ mông lung về lựa chọn của mình, từ đó rơi vào trạng thái chán chường và dần dần có thể từ bỏ bê việc học".
Hậu quả trực tiếp về những thông tin hướng nghiệp lệch lạc như vậy đối với các bạn trẻ là hoàn toàn có thể đo lường được
Vậy nên, các bạn trẻ phải là những người thông thái khi tiếp cận thông tin, xây dựng cho mình khả năng "tự lọc" tốt và với bất cứ vấn đề được đưa ra cũng cần sự phản biện. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì về việc tư vấn hướng nghiệp, hãy tìm đến những người có chuyên môn hay tham khảo những kênh thông tin chính thống, đừng để rơi vào "bẫy" thông tin lan tràn như hiện nay.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Ánh sáng Mặt Trời đã giúp con người tiến hoá, liệu ánh sáng từ màn hình điện thoại có thể không?
Loài người ngày nay đang tự tìm thấy chính mình bên trong một hốc tiến hóa rất khác biệt so với tổ tiên 200.000 năm về trước.
Tích hợp công nghệ AI của NVIDIA, boss trong game đã có thể thích ứng để đối phó với người chơi