Các mạng xã hội vi phạm quy định mới có thể bị phạt lên tới 32 triệu USD.
- Elon Musk và xAI: Cuộc đua chatbot nóng lên với ứng dụng cạnh tranh ChatGPT
- Điện thoại màn hình gập và AI thất bại trong việc 'kích cầu': Thị trường smartphone 2024 đang phục hồi nhờ đâu?
- Netflix tung trailer cho mùa 2 của siêu bom tấn truyền hình Squid Game
- Lotus Chat - Ứng dụng chat cho người Việt hướng nội
- TSMC được Đài Bắc chấp thuận sản xuất chip 2nm tại Mỹ
Sau một cuộc tranh luận sôi nổi trong thời gian dài, nước Úc vừa thông qua một trong các quy định nghiêm khắc nhất nhắm vào những người khổng lồ công nghệ khi chính thức thông qua lệnh cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội.
Luật mới buộc những người khổng lồ công nghệ vốn đang sở hữu hàng loạt mạng xã hội như Meta, TikTok phải ngăn chặn trẻ vị thành niên đăng nhập vào các ứng dụng của họ. Mức phạt cho việc vi phạm lên đến 32 triệu USD. Việc thử nghiệm các phương pháp nhằm thực thi quy định mới sẽ bắt đầu được thực hiện vào tháng 1 năm sau, trong khi lệnh cấm sẽ có hiệu lực sau đó một năm.
Dự luật "Độ Tuổi Tối Thiểu Sử Dụng Mạng Xã Hội" của Australia cho thấy xu hướng ngày càng nhiều chính phủ trên thế giới đã ban hành hoặc tuyên bố sẽ ban hành các quy định hạn chế độ tuổi sử dụng mạng xã hội, trước những lo ngại về tác động của nó đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên, khi được cho đang góp phần gây ra các vấn đề về hình ảnh cơ thể và bắt nạt trực tuyến.
Trước đó, các quốc gia như Pháp và một số tiểu bang của Mỹ đã thông qua luật hạn chế truy cập của trẻ vị thành niên nếu không có sự cho phép của cha mẹ, nhưng Australia là quốc gia đầu tiên cấm tuyệt đối. Một lệnh cấm hoàn toàn đối với trẻ em dưới 14 tuổi ở Florida hiện đang bị kiện ra tòa vì vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Trước khi được thông qua, lệnh cấm này đã vấp phải sự phản đối từ các nhà hoạt động quyền riêng tư và một số nhóm quyền trẻ em, nhưng 77% dân số ủng hộ nó, theo các cuộc thăm dò mới nhất.
Cho đến nay, Australia cũng là nước có động thái cứng rắn nhất đối với những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ khi đây là quốc gia đầu tiên buộc các nền tảng mạng xã hội phải trả tiền bản quyền cho các tờ báo khi chia sẻ nội dung của họ. Mới đây nhất, quốc gia này cũng lên kế hoạch phạt các công ty này nếu họ không ngăn chặn được các vụ lừa đảo trực tuyến.
Dù lên tiếng quan ngại về các quy định mới, nhưng đại diện của hầu hết các nền tảng mạng xã hội bao gồm Meta, Snap, đều cho biết sẽ tuân thủ quy định và luật pháp của quốc gia này.
Trong khi đó, cũng có những người cho rằng, lệnh cấm sẽ có thể khiến các thanh thiếu niên – những người vẫn luôn hứng thú với các công nghệ mới – chuyển sang các khu vực ít được nhìn thấy trên internet, nhưng đồng thời cũng có nhiều nguy hiểm hơn.
Enie Lam, một học sinh ở Sydney vừa tròn 16 tuổi, cho biết: "Nó sẽ chỉ tạo ra một thế hệ trẻ sẽ thông thạo công nghệ hơn trong việc vượt qua những rào cản này", cô nói với Reuters. "Nó sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Chúng tôi đều biết mạng xã hội không tốt cho chúng tôi, nhưng nhìn chung lệnh cấm mạng xã hội nhận được rất nhiều sự phản đối mạnh mẽ từ giới trẻ."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
NVIDIA giới thiệu siêu máy tính AI mới, siêu nhỏ gọn, giá "sinh viên" - rẻ ngang laptop văn phòng mà vô cùng hữu ích
Với mức giá siêu rẻ, siêu máy tính AI này của NVIDIA đặc biệt phù hợp với những người đam mê nghiên cứu AI nhưng tài chính hạn hẹp, như sinh viên hoặc các công ty nhỏ.
Mạnh đến mức giải bài toán mất 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, vì sao chip lượng tử Google vẫn "bó tay" trước các phương thức mã hóa hiện đại?