Công nghệ nào có khả năng đánh bật thực tế ảo trong việc mang lại trải nghiệm tương tác thật cho người dùng?
Dưới sự điều hành của CEO Satya Nadella, Microsoft dường như đã “làm hòa” với nhiều đối thủ cũ. Trong khi đó, Google có vẻ vẫn luôn đứng đầu danh sách đối thủ sừng sỏ của rất nhiều hãng công nghệ. Tuy nhiên, hai gã khổng lồ luôn đối đầu nhau trong rất nhiều mảng như tìm kiếm hay điện toán đám mây nay lại phải cùng đồng ý với nhau về một điều: công nghệ tương tác thực tế (Augmented Reality – AR) sẽ có tiềm năng to lớn hơn công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality – VR).
Công nghệ VR như trên những sản phẩm như Oculus Rift của Facebook hay HTC Vive cho phép bạn đắm chìm trong thế giới mô phỏng do máy tính tạo ra. Cảm giác khi sử dụng một thiết bị VR cũng giống như lạc hoàn toàn vào trong một trận địa game hay một cảnh phim 360 độ, và khi lạc vào bạn sẽ không nhìn thấy thế giới thật xung quanh nữa.
Công nghệ VR đưa người dùng lạc hoàn toàn vào thế giới ảo...
Khác với VR, công nghệ AR lại đặt thêm các lớp hình ảnh máy tính tạo ra lên trên các ảnh bạn nhìn thấy trong thế giới thực. Chính vì vậy mà bạn vẫn có thể nhìn ngó cảnh vật quanh mình mà vẫn có thể thấy những hình ảnh khác chèn lên, ví dụ như hiển thị ra giao diện chat hay thanh tìm kiếm Google khi bạn đang lái xe trên đường.
Đây chính là công nghệ Microsoft đang ấp ủ tung ra với sản phẩm kính HoloLens, lần đầu ra mắt vào tháng 1 năm 2015 và kể từ đó đã được nâng cấp rất nhiều tính năng.
Trong khi đó, Google lại muốn thử sức với cả hai công nghệ này với Google Glass (ứng dụng AR) và Google Cardboard (ứng dụng VR).
...trong khi đó AR cho phép người dùng tương tác với cả hai thế giới thực và ảo cùng lúc (Đồng sáng lập Google Sergey Brin cùng chiếc kính Google Glass)
Tuy nhiên, theo một báo cáo của The Information mới đây, tham vọng lớn nhất của Google vẫn là thị trường AR. Hãng này đã phát triển không chỉ một mà một vài dự án ăn theo Google Glass, trong đó phải kể đến Tango, một sản phẩm giúp bạn trang bị một đôi mắt ảo có thể vẽ ra hình ảnh 3D cho smartphone của mình. Công ty cũng là nhà đầu tư lớn nhất cho Magic Leap, công ty khởi nghiệp với sản phẩm AR đã gọi được số vốn khổng lồ 1,4 tỷ USD.
Sau khi trải nghiệm cả hai công nghệ này, có lẽ ai cũng sẽ phải đồng ý với Google và Microsoft.
Không dẫn người dùng vào một thế giới ảo hoàn toàn như VR, AR cho phép họ tương tác với thế giới thực theo một cách hoàn toàn mới. Đây chính là lý do AR sẽ hoạt động rất tốt trên smartphone: một thiết bị chỉ chừng 500 USD đã có thế giúp bạn tìm đường đi, giao tiếp theo nhiều cách khác nhau, chụp và chia sẻ ảnh, chiếu đèn flash khi đi đêm hay thậm chí là chơi game nữa.
Đối ngược với AR, VR lại có vẻ giống với một máy tính nguyên bản hay một bảng điều khiển game hơn. VR không hẳn là một thị trường nhỏ nhưng lại chưa tiến gần đột phá công nghệ mà smartphone có tiềm năng chạm tới.
Google Glass chưa gặt hái được thành công do thiết bị này khiến người dùng trông khá kì dị khi đi đường và gây hoang mang dư luận khi một sản phẩm vốn được thiết kế cho dân công nghệ lại đột nhiên xuất hiện trên đầu những người ngoại đạo đi khắp trên đường phố. Nhưng xét về lâu dài thì có vẻ như Google vẫn đang đi đúng hướng. Tương lai bạn có thể vừa đi trên đường vừa check tin nhắn hay chơi game qua hình ảnh AR có lẽ không còn quá xa vời nữa.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?