Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs còn sống như thế nào - Phần II
"Không biết có phải do cái bóng của Steve Jobs quá lớn hay không, nhưng tôi thấy sau mỗi lần cập nhật hệ điều hành là mỗi lần Apple "ăn mòn" ngôi vương mà Steve Jobs đã dày công xây dựng hầu như suốt quãng đời của ông."
Ở bài "Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs còn sống như thế nào" phần đầu, chúng ta đã biết được 6 nguyên tắc khiến người dùng thích sử dụng máy tính Apple và công ty đã bỏ 3 nguyên tắc đầu ra sao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ biết được 3 phần còn lại bị Apple "phũ tay" không thương tiếc như thế nào.
***Bài viết này chỉ mang tính cảm nhận cá nhân cá nhân của tác giả Nicholas W. Howard***
Sau đây là 6 nguyên tắc thiết kế mà Apple đã áp dụng:
1. Mô phỏng các vật thể ngoài đời thực, ví dụ như folder, nút bấm, desktop (mặt bàn), thùng rác, để khiến người dùng cảm thấy thoải mái và dễ dàng đoán được chức năng của các thành phần trên máy tính.
2. Thiết kế đẹp và tinh tế, khiến người dùng tự tin khi sử dụng.
3. Có hệ thống phân cấp bậc bằng màu sắc để hướng mắt người dùng vào các thành phần quan trọng trong máy tính, đồng thời giúp họ phân biệt rõ ràng các thành phần đó.
4. Lựa chọn font chữ rõ ràng, dễ đọc để người dùng không gặp lỗi khi gõ máy/đọc văn bản.
5. Có phản hồi khi người dùng thực hiện các tác vụ khác nhau (ví dụ folder bị tối đi khi chọn). Nó sẽ khiến người dùng chắc chắn về hành động họ làm.
6. Người dùng chỉ cần nhìn lướt qua màn hình để thấy được họ có thể làm những gì và làm thế nào để thực hiện điều đó. Theo nguyên tắc này, các thiết kế không nên chứa những thành phần ẩn (ví dụ nút, menu, v.v...). Đây còn được gọi với cái tên “What You See Is What You Get” (WYSIWYG) - Những Gì Bạn Thấy Là Những Gì Bạn Nhận Được.
4. Apple đang khiến đôi mắt của người dùng trở nên dễ mỏi hơn
Thật tội nghiệp cho những đôi mắt của chúng ta. Ở hầu như mọi thành phần của hệ điều hành OS X, hình, biểu tượng và chữ đã bị giảm độ tương phản đi nhiều. Như ở ví dụ dưới, thanh tiến trình (có biệt danh nổi tiếng "the barber pole") phiên bản cũ dễ nhìn hơn so với phiên bản mới vì kích thước to, màu sắc rõ ràng và độ tương phản cao (trắng-xanh). Thực tế, chúng ta khó có thể biết được liệu việc tải chương trình ở hệ điều hành OS X mới có đang thực sự diễn ra hay không vì thanh tiến trình quá khó để phân biệt phần xanh đậm và xanh nhạt.
Chỉ có ai tinh mắt mới nhận ra phần xanh dậm và xanh nhạt ở OS X El Capitan.
Thêm ví dụ về độ tương phản bị giảm ở dưới. Chúng ta có thể thấy rõ nút tiến tới và lùi ngày càng khó nhìn hơn.
Mặt khác, hiệu ứng đổ bóng cũng đã bị Apple cho vào quên lãng. Trong Mac OS X Leopard, Apple đã cho biết họ dùng hiệu ứng đổ bóng cho các cửa sổ đang mở để người dùng dễ dàng phân biệt mình đang làm việc ở cửa sổ nào.
Giờ đây, Apple không còn ưu tiên việc giúp người dùng dễ dàng phân biệt họ đang làm việc trên cửa sổ nào nữa. Kể từ năm 2007, Apple giảm thiểu hiệu ứng đổ bóng, khiến các biểu tượng và cửa sổ ứng dụng trở nên nhạt nhòa hơn.
Ứng dụng Pages cũ vẫn có hiệu ứng đổ bóng, khiến nó nổi bật hẳn giữa những ứng dụng mới.
Ứng dụng Stickies cũng tương tự.
5. Không còn phản hồi khi tương tác
Từ lâu, OS X đã khiến việc sử dụng máy tính trở nên dễ dàng hơn khi tích hợp hàng loạt các phản hồi tương tác, ví dụ như các nút điều khiển bị lõm xuống khi click, biểu tượng đổi sang màu tối, con trỏ thay đổi, v.v... Những phản hồi này giúp người dùng biết rõ họ đang làm điều gì. Hay nói cách khác, nó giúp người dùng biết được hệ điều hành đang hoạt động đúng theo cách mà họ muốn.
Thế nhưng, với OS X trong 2 năm trở lại đây, các phản hồi tương tác dường như đã biến mất. Ví dụ rõ nét nhất được chỉ ra ở dưới đây. Khi bấm vào nút New Folder trong ứng dụng Notes, màu của dấu cộng sẽ chuyển từ xám qua xám đậm hơn. Tuy nhiên sự thay đổi màu này cực nhỏ, những ai không tinh mắt sẽ khó mà nhận ra sự thay đổi đó. Vô tình nó khiến người dùng trở nên bối rối và không chắc rằng mình có click vào nó hay chưa.
Một ví dụ khác, trên cửa sổ Finder khi sử dụng nhiều tab, màu dấu để thêm tab mới nhìn không khác màu của tab đang mở là bao. Tuy nó vẫn hoạt động nhưng ở nút này không có một hiệu ứng khi di chuột hoặc click chuột. Trong khi đó ở nút này trong ứng dụng duyệt web Safari, nó lại có hiệu ứng cả di chuột và click chuột. Chúng ta có thể thấy sự không đồng đều trong thiết kế qua chi tiết trên.
Nhắc đến Safari, chúng ta có thêm một ví dụ khác. Khi di chuyển con chuột đến thanh địa chỉ trên Safari, người dùng sẽ không còn thấy con trỏ chuyển chuyện sang biểu tượng chữ I để gõ chữ nữa. Mặc dù vẫn có thể click vào và gõ chữ, nhưng chữ I biểu thị "đây là nơi có thể gõ chữ" đã biến mất. Không chỉ ở Safari, mà đa số các thành phần khác của OS X cũng bị tình trạng tương tự như trên.
6. Những nút bấm đã bị giấu bớt
Mỗi khi giao diện OS X thay đổi, Apple lại ẩn đi các nút bấm trong hệ điều hành. Người dùng vẫn có thể thấy chúng nhưng họ phải tự tay làm điều đó. Nếu không phải là một người dùng chuyên nghiệp hay khám phá mày mò, người dùng bình thường có lẽ sẽ không báo giờ biết được sự tồn tại của những lệnh ẩn đấy.
Ví dụ rõ nét nhất: Hãy vào mục System Preferences > Displays > Color, và nhấn vào nút Option trên bàn phím. Nút “Detect Displays” sẽ hiện ra ở kế bên cạnh dấu hỏi chấm. Trước đó Apple đã không giấu nút này như vậy, hãy cứ tưởng tượng nếu người dùng muốn sử dụng tính năng này nhưng họ không biết sự tồn tại của chúng, họ sẽ trở nên khó chịu và tìm kiếm giải pháp ở trên Internet, và việc đó tốn không ít thời gian.
Ở ứng dụng Photos, Apple cũng đã làm điều tương tự. Mũi tên để điều hướng giữa các bức ảnh chỉ hiện lên khi người dùng di chuột vào hai khoảng trắng ở bên cạnh. Trước đó, iPhoto luôn hiển thị mũi tên ấy trong cửa sổ duyệt ảnh của người dùng.
Một vài út có mũi tên biểu thị menu mở rộng, một vài nút không có nhưng vẫn có menu mở rộng.
Chúng ta không thể nào nhìn và cảm nhận được hệ điều hành OS X như trước đây nữa. Có lẽ Apple đã đi sai hướng trong thiết kế rồi...
Hy vọng với những lần cập nhật sau, Apple sẽ lắng nghe những mong muốn của người dùng và mang lại 6 nguyên tắc về thiết kế cho hệ điều hành OS X (hay còn gọi là macOS). Liệu điều đó có xảy ra hay không? Chỉ có thời gian mới trả lời được.
(Còn tiếp)
Theo Nicholas W. Howard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng