Amazon Web Services đưa ra bộ xử lý ARM cho đám mây của mình, hứa hẹn giá cả có thể thấp đến 45% so với trước
Đây cũng là lần đầu tiên các bộ xử lý máy chủ kiến trúc ARM được sử dụng trên đám mây, bên cạnh tùy chọn truyền thống dùng chip Intel.
- Thâu tóm Red Hat để bổ sung sức mạnh, IBM gián tiếp thừa nhận mình đang hụt hơi trước Amazon và Microsoft trên đám mây
- Amazon mất 18 năm để có thể đạt giá trị vốn hóa 250 tỷ USD, nhưng chỉ mất có 8 tuần để đánh mất toàn bộ con số đó
- Microsoft sẽ sử dụng chip máy chủ ARM, de doạ sự độc tôn của Intel trong mảng này
Sau nhiều năm chờ đợi ai đó có thể thiết kế nên bộ xử lý máy chủ ARM có thể hoạt động trên quy mô đám mây, cuối cùng Amazon Web Services AWS đã quyết định bước lên phía trước và tự mình thiết kế nó.
Trong tối thứ Hai vừa qua, phó chủ tịch về cơ sở hạ tầng, Peter DeSantis khi giới thiệu về AWS Graviton Processor, đã bổ sung thêm sự lựa chọn thứ ba với những bộ xử lý dựa trên kiến trúc ARM cho các khách hàng đám mây, bên cạnh các instance (môi trường tính toán ảo trên đám mây) sử dụng bộ xử lý từ Intel và AMD.
Ông Peter DeSantis, phó chủ tịch về cơ sở hạ tầng của AWS.
Công ty không cung cấp nhiều chi tiết về bản thân bộ xử lý này, nhưng ông DeSantis cho biết, nó được thiết kế cho các tải công việc cần mở rộng nhanh chóng – ví dụ, các vi dịch vụ container hóa, các máy chủ web, các môi trường phát triển. Theo công ty cho biết, đây sẽ là sự lựa chọn cân bằng giữa hiệu năng và chi phí, khi đối với một số tải công việc nhất định như máy chủ web, chi phí có thể thấp hơn đến 45% so với thông thường.
Các Instance mới sẽ được gọi với cái tên EC2 A1, và chúng có thể chạy các ứng dụng được viết cho Amazon Linux, Red Hat Enterprise Linux và Ubuntu. Thông thường chúng sẽ hiện diện ở bốn khu vực: miền Đông nước Mỹ (Bắc Virginia) và Ohio, bờ Tây nước Mỹ (Oregon), và châu Âu (Ai len).
Hiện tại, Intel vẫn đang là người thống trị thị trường bộ xử lý máy chủ, cả dành cho các đám mây và các máy chủ riêng tư. AMD đã cố gắng thách thức quyền lực thống trị của Intel bằng một số thành công nhỏ, cho dù bộ xử lý Epyc mới của họ đã được những người mua máy chủ và các công ty đám mây như AWS đón nhận rất tích cực.
Nhưng nhiều công ty khác đã cố gắng và thất bại trong việc xây dựng nên các bộ xử lý máy chủ hấp dẫn bằng kiến trúc ARM – loại kiến trúc bộ xử lý đang thống trị thị trường thiết bị di động. Được SoftBank thâu tóm vào năm 2016, các lõi bộ xử lý do ARM thiết kế đang được nhiều công ty sử dụng làm trung tâm cho những con chip theo thiết kế của riêng họ và các công ty như Qualcomm và Ampere cũng đã cố gắng cạnh tranh với Intel bằng những thiết kế hiệu quả năng lượng của ARM.
Theo ông DeSantis, chip máy chủ của AWS được tạo nên dựa trên thương vụ thâu tóm lại Annapurna Labs vào năm 2015. Người dẫn đầu trên thị trường đám mây này đã từng bước một triển khai loại chip tùy chỉnh này cho những trung tâm dữ liệu của mình, thông qua các tải công việc cụ thể như máy học.
Năm ngoái, Microsoft cũng đã trình diễn khả năng hoạt động trên các bộ xử lý máy chủ ARM của hệ điều hành Windows Server, tuy nhiên cho đến nay đám mây công khai Azure của Microsoft vẫn chưa có tùy chọn sử dụng bộ xử lý dựa trên kiến trúc ARM.
Tham khảo GeekWire
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Có thể bạn chưa biết: Chiếc iPhone trên tay bạn có sự đóng góp không nhỏ của một người gốc Việt gần 20 năm qua
Có lẽ ít người biết rằng, một người gốc Việt đã tham gia vào quá trình thiết kế nên những chiếc iPod kinh điển cũng như nhiều thế hệ iPhone khác nhau trong suốt 20 năm qua. Đó là ông Richard Dinh, hiện đang là Phó chủ tịch Thiết kế Sản phẩm và các hệ thống cốt lõi trong iPhone.
Người dùng Samsung tại Việt Nam bị lừa khóa điện thoại: Ngay cả người am tường công nghệ cũng "dính bẫy"