Alibaba sẽ đối đầu trực tiếp với Amazon trên lĩnh vực mua sắm trực tuyến tại châu Âu
Hôm Chủ nhật tuần trước, Alibaba đã mở cửa hàng đầu tiên của hãng tại châu Âu, cụ thể là ở thành phố Madrid, Tây Ban Nha.
Công ty mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc đang chuẩn bị tiến đánh các thị trường nước ngoài.
Hôm Chủ nhật vừa qua, gã khổng lồ bán lẻ Alibaba đã giới thiệu cửa hàng châu Âu đầu tiên của hãng tại Madrid, Tây Ban Nha, đặt trong trung thâm mua sắm Intu Xanadu của thành phố này. Cửa hàng mới sẽ trực thuộc AliExpress - bộ phận mua sắm tiêu dùng của Alibaba, và có chức năng như một showroom nơi người mua sắm có thể đến, tìm kiếm và dùng thử các sản phẩm do hãng này cung cấp, sau đó mua chúng từ ứng dụng trực tuyến.
Cửa hàng của Alibaba tại Madrid
Showroom này sẽ có hơn 1.000 sản phẩm đến từ 60 nhãn hiệu khác nhau.
Chuyển từ mua sắm trực tuyến sang các cửa hàng ngoài đời thực tại thị trường châu Âu là một phần trong kế hoạch lớn của Alibaba nhằm tăng cường thị phần trên thị trường toàn cầu và đối đầu với Amazon, hãng hiện có doanh thu thường niên cao gấp 4 lần so với giá trị của chính mình.
Dù Alibaba chiếm đến 56% thị phần tại Trung Quốc, và lượng người dùng của hãng đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh - mỗi năm có 674 triệu người thường xuyên mua sắm trên nền tảng của hãng, và chỉ trong quý trước, Alibaba đã có thêm 121 triệu người dùng thường xuyên - nhưng trên thị trường quốc tế, họ vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể bắt kịp Amazon.
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu Alibaba tiến đánh thị trường nước ngoài. Vào đầu năm 2018, hãng đã mở chương trình liên kết AliExpress tại châu Âu. Chương trình này hoạt động theo cách tương tự như chợ của chính Amazon, nơi người bán có thể sử dụng cổng thông tin của Alibaba để bán các mặt hàng của họ và gửi ra nước ngoài cho khách hàng bằng mạng lưới chuyển phát của hãng với một mức phí nhỏ.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar, kế hoạch của Alibaba đã mang lại những kết quả khả quan tại Tây Ban Nha, khi mà nước này hiện đã là một trong những thị trường lớn nhất của hãng bên cạnh Mỹ và Nga.
"Điều này khiến việc mở cửa hàng tại Madrid có thể được xem là một quyết định chiến lược hiển nhiên để thu hút thêm nhiều người mua sắm đến với chợ trực tuyến của Trung Quốc" - chuyên gia Malcolm Pinkerton của Kantar viết.
Alibaba không chỉ nhắm vào châu Âu. Công ty này cũng từng thực hiện một chiến dịch nhằm thúc đẩy mảng bán sỉ của mình tại Mỹ, trên nền tảng Alibaba.com.
Hồi tháng 7, công ty này đã tung ra những công cụ số mới để khuyến khích giao dịch quốc nội tại Mỹ và tăng cường sự hiện diện của hãng trong thị trường B2B trị giá 23,9 nghìn tỷ USD toàn cầu.
"Trung Quốc từ lâu đã là nguồn của những sản phẩm chất lượng tốt, giá rẻ" - Michael Evans, Chủ tịch Alibaba Group, nói tại một sự kiện họp báo tại văn phòng Alibaba ở thành phố New York hồi tháng 7. "Hôm nay, chúng tôi mang lại cho các doanh nghiệp nhỏ và các nhà bán sỉ lớn tại Mỹ khả năng tích trữ và giao dịch với nhau, và cho các doanh nghiệp nhỏ bán sản phẩm của họ đến các quốc gia trên toàn thế giới".
Chương trình mở rộng của hãng được thiết kế để cho phép 30 triệu nhà sản xuất tại Mỹ truy cập đến các tài nguyên cần thiết để xây dựng các website thương mại của chính họ trên Alibaba.com, cũng như xây dựng các chiến dịch marketing trong thế giới số.
Theo Evans, chiến lược của Alibaba không làm theo những gì Amazon đã làm, mà tập trung vào những nơi Amazon chưa hướng đến bằng cách tập trung vào phát triển nền tảng bán sỉ tại Mỹ.
"Về cơ bản, đó là chọn các nhãn hiệu nổi tiếng của Mỹ và bán sản phẩm của họ cho những khách hàng Trung Quốc thích các sản phẩm Mỹ đang sử dụng nền tảng của chúng tôi, và chúng tôi đã thành công bất ngờ với chiến lược đó" - ông nói.
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon