Adobe sẽ sử dụng AI để nhận diện những bức ảnh đã được photoshop
Tuy nhiên hiện tại, công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền đề và chưa có sản phẩm thương mại cụ thể.
- [WWDC 2018] Apple thiết kế lại Mac App Store trên macOS Mojave, bổ sung Office 365, Adobe Lightroom CC
- Adobe thâu tóm nền tảng thương mại điện tử Magento với giá trị 1,6 tỷ USD, bước một chân vào lĩnh vực điện toán đám mây
- Adobe tích hợp AI cho Premiere Pro để tự động đồng nhất màu sắc giữa các cảnh quay khác nhau
Sự phát triển bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã mang đến rất nhiều mối lo ngại cho các chuyên gia trên toàn thế giới. AI giờ đây đã sở hữu khả năng can thiệp, chỉnh sửa ảnh và video một cách tinh vi để tạo ra những sản phẩm hoàn hảo, dễ dàng đánh lừa thị giác người dùng. “Lấy độc trị độc”, mới đây Adobe đã hé lộ dự án về một công cụ, sử dụng chính công nghệ này, để tự động nhận diện những bức ảnh đã qua chỉnh sửa.
Cụ thể, tại hội nghị CVPR vừa qua, Adobe cho thấy máy móc giờ đây đã có khả năng nhận diện sự can thiệp của con người trong những bức ảnh kĩ thuật số một cách tự động và tốc độ hơn rất nhiều. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu và chưa trình làng bất cứ sản phẩm thương mại chính thức nào, nhưng rõ ràng đây là một ý tưởng rất độc đáo và táo bạo, đi ngược lại hoàn toàn với xu hướng phát triển AI trong lĩnh vực chỉnh sửa ảnh hiện nay.
Adobe đang tiến hành nghiên cứu ứng dụng AI và machine learning để nhận diện những bức ảnh đã qua chỉnh sửa.
Đại diện của Adobe cho biết hiện tại, công cụ này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền đề. Nhưng trong tương lai gần, họ hy vọng có thể tăng cường hơn nữa công nghệ xác nhận độ chân thực của các nội dung đồ họa số. Hiện tại, vẫn chưa thể khẳng định những ứng dụng cụ thể mà nghiên cứu của Adobe có thể mang lại trong thực tế. Tuy nhiên, hãng khẳng định sẽ hợp tác với các cơ quan luật pháp để chứng minh cho thái độ nghiêm túc trong việc phát triển công nghệ mới này.
Theo báo cáo của Adobe cho thấy, machine learning có thể nhận diện 3 loại thay đổi cơ bản về hình ảnh sau: Ghép ảnh - hai phần của những bức ảnh riêng biệt được ghép lại trên cùng một nền ảnh thống nhất; Sao chép ảnh - làm cho 1 chủ thể xuất hiện cùng lúc trên cùng 1 bức ảnh; và Xóa ảnh - xóa một số đồ vật trên ảnh gốc.
Để có thể thực hiện được 3 tác vụ trên, các chuyên gia phải kiểm tra rất kĩ những chi tiết ẩn dưới từng lớp ảnh. Khi con người cố ý can thiệp vào một bức ảnh, chắc chắn họ sẽ để lại những đặc điểm số bất thường, dù là nhỏ nhất, như sự bất đồng về màu sắc hay độ sáng. Ví dụ như khi ghép ảnh thì phần ảnh nền đằng sau sẽ luôn luôn có sự bất đồng nhất định nhưng mắt thường khó có thể phân biệt được.
Adobe sẽ dựa vào sự bất đồng trong phần nền của ảnh để nhận diện những chi tiết đã qua chỉnh sửa.
Cũng giống như các hệ thống machine learning khác, công cụ mới của Adobe được “nạp” một lượng lớn dữ liệu liên quan đến chỉnh sửa hình ảnh. Nhờ đó, nó sẽ dần hình thành khả năng nhận diện và phân biệt các họa tiết thông thường và bất thường. Trong một số bài thử nghiệm nội bộ, công cụ của Adobe cũng đạt được độ chính xác cao hơn so với các hệ thống tương tự do những hãng khác sản xuất.
Hany Farid, chuyên gia phân tích ảnh kĩ thuật số, cho biết: “Phương thức khai thác machine learning mới này sẽ giúp chúng ta khám phá ra những kĩ thuật chỉnh sửa hình ảnh mới chưa từng có. Tuy nhiên hiện tại, công nghệ này vẫn chưa đủ mạnh cũng như chưa thể hoạt động hiệu quả với những yếu tố chỉnh sửa cao cấp hơn như đổ bóng và hình ảnh phản chiếu”.
Theo TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một món đồ trong toilet được đấu giá 235 tỷ đồng, gây tranh cãi kịch liệt nhưng vẫn trở thành biểu tượng nghệ thuật đình đám
Dù đã qua hơn 100 năm , tác phẩm kỳ lạ của họa sĩ người Mỹ Marcel Duchamp vẫn thu hút nhiều sự quan tâm và bàn luận của công chúng cho đến hiện tại.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon