7 lời khuyên của chuyên gia FBI giúp bạn nhận được nhiều "like" cả trong cuộc sống thật lẫn ảo
Đã là người ai chẳng muốn được mọi người chú ý và quý mến. Tuy nhiên, vì chúng ta mỗi người mỗi tính và cách hành xử khác nhau nên mới có người được yêu quý, có người lại bị ghét bỏ.
Có những điều tưởng như rất đơn giản, có những cách đối nhân xử thế rất hiển nhiên những nhiều khi, vì hoàn cảnh sống, vì thời gian không cho phép mà chúng ta đã bỏ qua. Dưới đây là một bộ quy tắc ứng sử đã được một chuyên gia tại FBI thống kê và đưa ra để giúp chúng ta nhận được nhiều sự yêu mến hơn.
1. Không ai - bao gồm cả bạn - thích nghe phán xét. Hãy lắng nghe, đừng phán xét.
Đây có lẽ là một trong những yếu tố thường xảy ra nhất trên mạng xã hội, đặc biệt là tại Việt Nam. Chúng ta luôn luôn đứng ra phát biểu, nhận xét thậm chí quy chụp về người khác dù chưa hề có bất cứ sự tìm hiểu nào về họ.
Chẳng ai muốn mình bị phán xét hay định tội cả, bao gồm cả chính bản thân bạn. Trước khi phát ngôn, hãy luôn tự nhủ trong đầu mình câu hỏi: "Liệu nếu mình nghe được những lời này, mình sẽ cảm thấy ra sao". Thay vì vội vã khẳng định người khác là đúng hay sai, chúng ta hãy thể hiện sự tiếp nhận quan điểm, và nếu có quan điểm ngược lại, hãy trình bày quan điểm của mình, thay vì bác bỏ quan điểm của họ.
2. Hãy dẹp bỏ cái tôi nếu muốn được mọi người yêu quý
Cái tôi là một khái niệm vô hình nhưng luôn xuất hiện trong mọi mối quan hệ. Nếu hai người muốn giữ được một mối quan hệ bền vững, dứt khoát cái tôi cần phải bị hạn chế.
Đây là quy tắc có phần tiếp nối với quy tắc ở trên. Cái tôi quyết định bạn sẽ phản ứng thế nào với mọi người xung quanh. Đôi khi, nếu chỉ vì những góp ý nhỏ, những lời tranh luận lịch sự, bạn cũng cảm thấy ấm ức và khó chịu thì đó là dấu hiệu cho thấy cái tôi của bạn đang vượt qua ngưỡng cho phép.
Ở đây, chúng ta không bàn về việc bạn vứt bỏ hoàn toàn cái tôi để trở thành một kẻ nịnh bợ, luồn cúi. Thế nhưng, mỗi chúng ta cần hạn chế lòng kiêu hãnh của mình lại nhất là trong một tập thể hoặc cộng đồng. Bởi lẽ cái tôi quá cao chỉ khiến bạn bị ngăn cách với mọi người bởi chính bức tường do các bạn tạo nên mà thôi. Cố gắng suy nghĩ tích cực, chịu khó tiếp thu và luôn cố gắng phân biệt giữa lời chỉ trích và góp ý là những việc bạn nên làm.
3. Đừng nghĩ tới những gì bạn chuẩn bị nói, hãy nghe những gì người đối diện đang nói.
Chắc hẳn chúng ta đã từng gặp những người nói như "nhảy vào mồm" người đối diện, người khác chưa nói hết câu mình đã nối tiếp ngay sau đó mà không hề suy nghĩ những gì mà họ vừa nói. Đó chính là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng và không biết lắng nghe.
Cho dù bạn có bất cứ ý kiến gì, đặc sắc thế nào thì quy tắc của hội thoại cũng luôn cho phép bạn phát biểu. Chẳng ai cướp mất của bạn quyền được nói, thế nên hãy kiên nhẫn chờ đợi. Trong thời gian người khác đang nói với bạn, hãy cố gắng lắng nghe và đừng suy nghĩ quá nhiều về những gì mình chuẩn bị nói.
Chỉ khi bạn lắng nghe người khác, bạn mới hiểu được những gì họ đang trình bày, để có thể có được cái nhìn đúng hơn về câu chuyện. Và khi tới lượt mình nói, chắc hẳn các bạn cũng sẽ không muốn những lời tâm huyết của mình bị người khác tảng lơ, chỉ bởi vì họ đang bận suy nghĩ những gì mà họ sắp nói, phải không?
4. Hãy tỏ ra cảm thông bằng những câu hỏi về cuộc sống thường ngày.
Cuộc sống ai cũng gặp khó khăn, dù ít hay nhiều. Việc bạn quan tâm và lắng nghe những chia sẻ về những khó khăn đó cho thấy bạn là một người đáng tin cậy và biết cảm thông. Hãy ghi nhận những vấn đề của họ bằng chính câu chuyện của bản thân, qua đó đưa ra những lời khuyên chân thành đó sẽ là cách bạn gây dựng lòng tin đối với mọi người xung quanh.
Tất nhiên, chúng tôi không khuyên bạn đào sâu vào đời tư của người đối diện. Khi thấy một người buồn vì một chuyện gì đó, giả sử như vừa chia tay với người yêu, đừng cố gắng hỏi họ những câu khoét sâu vào chuyện buồn đó như: "Sao lại chia tay?", "Anh ta có người khác rồi phải không?" hay những câu đại loại như vậy. Hãy cố gắng lắng nghe những tâm sự của họ và trả lời bằng sự chân thành.
5. Thân thiện với mọi người - dù là người lạ
Một trong những điều chúng ta được dạy ngày bé đó là hãy cẩn trọng với người lạ. Tuy nhiên cẩn trọng không đồng nghĩa với việc chúng ta đối xử với họ như thể họ là kẻ xấu vậy. Một câu hỏi đơn giản cũng đủ khiến cho bầu không khí trở nên ấm áp hơn.
Trên thực tế, có rất nhiều những cuộc gặp gỡ bất chợt lại mang tới những cơ hội, những mối quan hệ mới rất tốt mà chúng ta không hề hay biết. Vì thế đừng tỏ ra lạnh lùng, lãnh đạm với người chúng ta chưa quen biết. Tác phong tự tin, thân thiện sẽ khiến bạn được tôn trọng và nể phục hơn rất nhiều.
6. Ngôn ngữ cơ thể cũng cực kỳ quan trọng
Chẳng ai muốn nói chuyện với một người mà khuôn mặt không có lấy nổi một cảm xúc cả. Hãy luôn giữ những quy tắc sau: cười nhẹ, ngẩng cao đầu, cằm thấp xuống, thẳng lưng, thuôn vai. Đó là tác phong chuyên nghiệp và tự tin, đặc biệt hữu hiệu trong những cuộc phỏng vấn, và tất nhiên sẽ tạo cho người đối diện thấy bạn là một người đáng tin cậy, tự tin và biết cách nói chuyện
Chúng ta cần bỏ ngay những thói quen thừa như rung đùi, cắn móng tay, ngoáy mũi.v.v. Đó là những thói quen không những không lịch sự mà còn tạo cho bạn một ấn tượng thiếu tự tin từ người đối diện. Đôi khi, bạn còn trở nên đáng nghi, lấm lét hơn trong mắt mọi người với những hành động đó.
7. Biết cách nói chuyện đối với người mà bạn không tin tưởng
Hãy thẳng thắn, đừng tỏ ra thiếu lễ độ, và tỏ rõ cho họ biết rằng chúng ta là những người đàng hoàng. Chắc chắn bạn sẽ gặp những trường hợp cố ý lợi dụng, hoặc dùng lời nói để cố gắng điều khiển bạn. Hãy tỏ ra tỉnh táo và thẳng thắn hỏi mục đích của họ là gì
Tất nhiên chẳng ai nói cho bạn mục đích thực sự của họ khi có ý đồ không tốt với bạn, nhưng đừng lo, đó không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là, bạn đã chứng tỏ rằng mình là một người tỉnh táo và khôn ngoan. Như đã nói, bạn cũng đừng tỏ ra thiếu lễ độ, cách hành xử đó chỉ chứng tỏ bạn không hơn kẻ xấu đối diện là mấy.
Trên đây là 7 quy tắc giúp bạn có thể được mọi người yêu quý cả trên mạng lẫn ngoài đời. Hãy thử áp dụng để xem chúng có thật sự hiệu quả hay không. Tuy nhiên, dù là quy tắc gì, chúng ta cũng sẽ cần phải nhớ, mọi thứ xuất phát từ sự chân thành. Hãy áp dụng những quy tắc này một cách chân thành và tự nguyện, bạn sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?