Bệnh dịch, chiến tranh hạt nhân, biến đổi khí hậu đột ngột... là những nguyên nhân có thể dẫn đến sự diệt vong của nhân loại.
Những thảm họa toàn cầu có khả năng xóa sổ 10% dân số thế giới không thường xuyên xảy ra nhưng chúng ta vẫn phải luôn cảnh giác bởi ít nhất thì những điều này đã từng diễn ra trong quá khứ. Có lẽ bạn chưa biết: bệnh dịch xuất hiện hồi thế kỷ 14 đã cướp đi sinh mạng của 17% dân số toàn cầu. Hay gần đây hơn, năm 1918, đã có ít nhất 40 triệu người trên thế giới chết vì đại dịch cúm Tây Ban Nha.
Ngày nay, tuy khi y học ngày càng phát triển, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng tốt hơn nhưng loài người thậm chí còn phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Báo cáo mới nhất về Rủi ro toàn cầu 2016 đã chỉ ra cụ thể những thảm họa kinh hoàng có thể dẫn đến sự diệt vong của loài người.
Dịch bệnh bùng phát trên diện rộng
Những tiến bộ về y tế cũng không thể ngăn cản dịch hạch, bệnh cúm tái phát. Nếu dịch cúm gia cầm H5N1 có thể dễ dàng lây lan từ người qua người thì theo ước tính, nó có thể giết chết khoảng 1,7 tỷ người! Hiện tại, dịch cúm gia cầm chưa thể lây lan qua người nhưng hai bài báo khoa học gần đây đã cảnh báo rằng một biến chủng từ phân nhóm H5N1 có khả năng tự biến đổi hoặc tái tổ hợp để có thể lây lan từ người sang người, tạo thành một chủng virus có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu.
Các đại dịch tự nhiên vẫn xảy ra thường xuyên và luôn là mối lo ngại của chúng ta (mặc dù chưa ở quy mô thảm họa nhưng trong vòng 300 năm qua, đã có ít nhất 10 đại dịch lây lan trên phạm vi toàn cầu). Đó có thể là một căn bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cúm nhưng cũng có thể là căn bệnh gây chết người như Ebola.
Chiến tranh hạt nhân
Nhiều nhà khoa học vẫn bày tỏ lo ngại về hiểm họa diệt vong với kịch bản kinh điển: chiến tranh hạt nhân. Điều này hoàn toàn có căn cứ bởi trong quá khứ, loài người đã nhiều lần phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Năm 1995, Nga suýt nữa thì thực hiện cuộc tấn công hạt nhân vào Mỹ và NATO khi hệ thống radar cảnh báo của Nga phát hiện tên lửa do các nhà khoa học Na Uy và Mỹ phóng lên có quỹ đạo hướng tới thủ đô Moscow.
Ngoài khả năng giết chết hàng triệu người chỉ trong tích tắc thì khói từ những đám cháy gây nên bởi các quả bom hạt nhân sẽ bao phủ lấy hành tinh và hấp thụ toàn bộ tia sáng mặt trời khiến cho Trái Đất rơi vào tình trạng tối tăm, lạnh giá, giết chết mọi thực vật và hủy diệt nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm của con người. Ở thời điểm hiện tại, chiến tranh hạt nhân có chủ ý giữa Ấn Độ và Pakistan rất có thể sẽ xảy ra. Theo ước tính bi quan, mùa đông hạt nhân (nuclear winter) là hệ quả của chiến tranh hạt nhân, có thể khiến 1 tỷ người chết đói.
Siêu núi lửa thức giấc
Đợt phun trào của siêu núi lửa Toba (Indonesia) cách đây khoảng 70.000 năm đã đẩy hàng loạt giống loài đến bờ vực tuyệt chủng khi những đám mây bụi và khí SO2 bay vào khí quyển, chặn đứt ánh sáng mặt trời và giết chết hầu hết thực vật nơi đây. Theo dự đoán của các nhà khoa học, cứ 30.000 - 50.000 năm lại có một đợt phun trào như thế này.
Va chạm với các tiểu hành tinh
Sự va chạm với các tiểu hành tinh hoặc sao chổi cũng có khả năng hủy diệt khoảng 10% dân số toàn cầu. Những tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn 1.5km còn có khả năng tiêu diệt toàn bộ thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tiểu hành tinh khổng lồ va chạm với Trái Đất chính là nguyên nhân khiến loài khủng long và các loài bò sát bị tuyệt chủng. Và chẳng ai dám chắc rằng sẽ không có một tiểu hành tinh nào nữa lao vào Trái Đất, quét sạch nền văn minh nhân loại. Theo ước tính, cứ 10 triệu năm thì tiểu hành tinh khổng lồ sẽ tấn công Trái Đất một lần.
Thảm họa biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu thông thường đã được xem là rất tồi tệ, biến đổi khí hậu xảy ra đột ngột ngoài dự tính của chúng ta còn có thể phá hủy môi trường ngay tức khắc. Khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên, băng vĩnh hằng ở Bắc Cực sẽ tan chảy - đây thường là lớp băng tích trữ metan. Sự tan chảy của lớp băng này trong những năm gần đây đã giải phóng khí metan, khiến lượng khí này tăng đột ngột kể từ năm 2004. Khi có càng nhiều khí metan thoát ra thì Trái Đất sẽ bị hâm nóng và chu trình này cứ tiếp diễn, đây được gọi là vòng lặp phản hồi. Hậu quả là sự nóng lên toàn cầu vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta và nếu không cứu vãn kịp thời thì sẽ không còn ai sống sót hoặc chỉ còn lại rất ít người trên Trái Đất.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng