5 sự thật ít ai biết về ngành hàng không, điều cuối khó tin đến nỗi chưa ai từng nghĩ đến
Đi máy bay rất nhiều lần, liệu bạn đã từng nghe qua về những điều thú vị này?
Ở thời điểm hiện tại, việc di chuyển bằng máy bay có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của phương tiện giao thông này, đã có không ít vụ tai nạn xảy ra do trục trặc liên quan đến thiết kế máy bay.
Do vậy, để đảm bảo an toàn nhất có thể cho các hành khách, cấu tạo của máy bay được thiết kế vô cùng đặc biệt. Mọi thứ liên quan đến máy bay đều được lên kế hoạch và cân nhắc kỹ lưỡng. Do vậy, có rất nhiều chi tiết trên máy bay tưởng bình thường nhưng thực sự lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ an toàn cho các hành khách.
1. Cửa sổ máy bay luôn có góc tròn
Vào đầu những năm 1950, de Havilland đã phát triển Comet, chiếc máy bay phản lực thương mại đầu tiên trên thế giới và trở thành tâm điểm lúc bấy giờ. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, chiếc máy bay này đã bất ngờ gặp tai nạn và tan thành từng mảnh ngay trên bầu trời.
Trong quá trình điều tra, các kỹ sư đã tiến hành chẩn đoán từng con vít của máy bay và phát hiện ra vấn đề thực chất bắt nguồn từ các ô cửa sổ có hình vuông. Họ cho rằng các góc của cửa sổ vuông sẽ không chịu áp lực tốt khi máy bay bay lên cao và dễ khiến máy bay gặp nạn. Vì vậy, kể từ đó, toàn bộ cửa sổ trên máy bay đều được thay bằng góc tròn và đảm bảo được an toàn cho nhiều hành khách.
Máy bay có ô cửa vuông đã hoàn toàn bị loại bỏ vào thời điểm hiện tại (Ảnh: BS)
2. Tại sao máy bay có phần đầu cánh cong?
Dù là chi tiết ít được nhắc đến nhưng nếu nhìn kỹ phần cánh máy bay, có thể dễ dàng thấy rằng phần đầu cánh sẽ được vuốt cong lên. Để lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng khi máy bay ở trên cao, áp suất phía trên cánh thấp sẽ hơn áp suất phía dưới cánh.
Trong khi đó, không khí có xu hướng di chuyển từ nơi có áp suất cao bên dưới cánh đến nơi có áp suất thấp phía trên cánh và dễ gây ra nhiễu loạn nghiêm trọng. Vì vậy, các nhà khoa học quyết định uốn cong đầu cánh lên trên để giảm nhiễu động, kéo dài độ bền của cánh và tiết kiệm nhiều nhiên liệu trong quá trình di chuyển.
Phần đuôi cánh máy bay luôn được thiết kế cong lên trên (Ảnh: Insider)
3. Máy bay có nhiều hình dạng mũi khác nhau
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, các loại máy bay sẽ có các đầu mũi khác nhau. Trong đó, mũi máy bay quân sự thườnglà mũi nhọn do mũi càng nhọn, càng thon, càng dài thì máy bay sẽ càng dễ dàng đạt vận tốc cao hơn. Vào năm 60, các kĩ sư Nga đã giải quyết vấn đề này bằng cách làm mũi máy bay nhọn và có hướng chĩa xuống để phi công dễ nhìn đường nhưng vẫn giữ được tốc độ bay ưu việt.
Với những chiếc máy bay dân dụng, mũi máy bay thường sẽ có đầu cong nhằm ổn định và giữ vận tốc an toàn và giúp tầm nhìn phi công được bao quát hơn.
Mũi của máy bay sẽ được thiết kế dựa theo tùy mục đích (Ảnh: BS)
4. Đa phần máy bay đều được sơn màu trắng
Dù không phải toàn bộ nhưng đa phần những chiếc máy bay đều được sơn màu trắng. Theo đó, mục đích của việc này được cho là để nó tích tụ ít nhiệt nhất có thể. Bên cạnh đó, màu trắng cũng được cho là ít tốn kém hơn, mang lại lợi nhuận kinh tế cho các hãng hàng không.
Bên cạnh đó, những chuyên gia hàng không tin rằng, việc sơn trắng cho máy bay giúp máy bay có thể ngăn ngừa va chạm với những chú chim cũng như giúp lỗi của máy bay dễ được phát hiện hơn trong quá trình kiểm tra nhằm giảm thiểu tai nạn.
5. Phi công thường hạn chế để râu
Đây có lẽ là điều khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu nhất. Thực tế là, có không ít hãng hàng không không cho phép phi công để râu. Được biết, nguyên nhân của việc này do họ lo sợ rằng râu trên khuôn mặt có thể khiến họ gặp khó khăn khi đeo mặt nạ dưỡng khí nếu máy bay gặp tình huống khẩn cấp.
Nguồn: Bright Side
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng