Sau 24 năm, Toy Story 4 vẫn giữ vững phong độ, thậm chí còn vượt mọi kỳ vọng của người xem.
Bộ phim Toy Story đầu tiên được công chiếu vào năm 1995, và trong tuần mở màn, nó đã nhanh chóng đạt được danh hiệu phim có doanh thu cao nhất, thu về tổng số tiền hơn 373 triệu USD trên toàn cầu. Cả giới phê bình lẫn khán giả đều ca ngợi những đổi mới về kỹ thuật đằng sau công nghệ hoạt họa 3D của phim, sự tinh tế, dí dỏm, độc đáo của kịch bản và cốt truyện, âm nhạc, nhân vật, và cả khâu lồng tiếng nữa. 24 năm sau, Toy Story 4 vẫn duy trì được những chuẩn mực đó, thậm chí còn đi xa hơn. Sau khi xem, nhiều người dùng Internet đã chỉ ra những chi tiết cực kỳ tinh vi trong đồ họa của phần phim mới nhất này, cho thấy Pixar đã nghiêm túc và nỗ lực như thế nào trong công việc.
Toy Store 4 mang trở lại những nhân vật quen thuộc, như Woody (Tom Hanks), Buzz Lightyear (Tim Allen), và Jessie (Joan Cusack), cùng với những món đồ chơi mới như Duke Caboom (Keanu Reeves), Forky (Tony Hale)... Câu chuyện của phần 4 diễn ra ngay khi phần 3 kết thúc, khi Andy trao những món đồ chơi yêu thích của cậu cho Bonnie, một cô nhóc chuẩn bị đi nhà trẻ.
Kể từ Toy Story (1995), những tiến bộ trên lĩnh vực đồ họa đã giúp Pixar có thể tạo ra những khung cảnh và nhân vật mà trước đây không thể thực hiện được. Tuy nhiên, studio vẫn duy trì ngoại hình và dáng vẻ nguyên bản của các nhân vật xuyên suốt series. Và điều đó còn ấn tượng hơn khi bạn nhận ra rằng chính vì sử dụng những công cụ phần mềm mới tiến bộ hơn, các nhà làm phim đã phải xây dựng lại hoàn toàn các nhân vật từ các phần phim trước.
"Nếu chúng tôi dùng nhân vật Woody từ Toy Store 2, việc đó giống như bạn đặt đĩa CD-ROM vào máy chơi Blu-ray vậy" - đạo diễn Josh Cooley nói. "Đơn giản là không thể được".
"Chúng tôi đã tạo ra thế giới này. Chúng tôi không muốn phá nó ra" - nhà thiết kế sản xuất Bob Pauley nói thêm.
Theo Pauley, cảnh phim cơn bão cực kỳ chân thực trong Toy Story 4 không thể được dựng trong các phần phim trước đó. Trong phần phim đầu tiên, các nhà làm phim đã muốn dựng cảnh một cơn bão, khi Woody và Buzz bị mắc kẹt trong phòng của Sid, nhưng họ bị hạn chế bởi công nghệ lẫn kinh nghiệm của nhóm phát triển. Do đó họ phải thỏa hiệp và thay vì dựng cảnh một cơn mưa như trút nước, họ phải dựng cảnh những giọt nước mưa tạt lên cửa sổ nhìn từ bên trong phòng ngủ.
Với công nghệ ngày nay, tạo ra những giọt mưa chân thực đã dễ dàng hơn nhiều. Bụi cũng có thể được thêm vào trên sàn nhà, trên tủ và nhiều thứ khác, chưa kể đến những chi tiết nhỏ nhặt như mạng nhện góp phần làm những khu vực ngóc ngách tăm tối trở nên đáng sợ hơn.
Có lẽ tiến bộ lớn nhất kể từ Toy Story phần đầu tiên là khả năng kết xuất hình ảnh với ánh sáng phản chiếu. Ví dụ, trong bộ phim đầu tiên, mất đến nửa ngày để tạo ra một hình ảnh phản chiếu đơn giản của một tấm gương. Ngày nay, việc đó được tự động hóa. Một tấm gương sẽ tự động được dựng lên với một bề mặt phản chiếu và hình ảnh phản chiếu trong gương cũng tự động thay đổi theo nhân vật đứng trước gương.
Nhà sản xuất Jonas Rivera cho biết hãng phim đã tìm được cách nâng cao chất lượng đồ họa trong Toy Story 4 mà vẫn đảm bảo tính nhất quán về mặt hình ảnh với các phần phim trước.
"Chúng tôi hi vọng nếu bạn xem lại lần lượt tất cả các phần phim, chúng vẫn sẽ có sự tương đồng. Bạn sẽ thấy có những tiến triển, nhưng chúng tôi đã làm việc hết mình để duy trì được tính gắn kết".
Tham khảo: BoredPanda
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng