13 lời thú nhận của nhiếp ảnh gia nghiệp dư: Tôi để ý tới máy ảnh quá nhiều mà quên đi nhiếp ảnh
Mua máy ảnh mới, ống kính xịn thật là sướng, nhưng liệu những điều đó có làm bạn chụp ảnh đẹp hơn?
Nhiếp ảnh cũng giống với bất cứ thú chơi nào khác, luôn luôn có sự hào hứng khi mới bắt đầu. Nhưng sau khi trải nghiệm một thời gian, ta mới đúc rút ra được những điều mà đáng ra phải biết ngay từ đầu thì hay biết mấy. Sau một vài năm chụp ảnh ở tầm nghiệp dư, tôi rút ra được 13 điều sau:
1. Quá chú tâm vào những điểm yếu của chiếc máy ảnh của mình sẽ làm người dùng có ham muốn nâng cấp. Ta không nên xem lại các bài đánh giá sau khi đã mua máy ảnh, hãy tập trung vào thứ quan trọng hơn: đi chụp hình.
2. Bất cứ chiếc máy ảnh nào, dù tầm giá cao hay thấp, từ bất cứ hãng nào (Sony, Olympus, Canon hay Nikon) đều có khả năng tạo ra các bức ảnh đẹp.
3. Đọc sách hướng dẫn sử dụng đôi khi lại là một điều tốt.
4. Bạn dùng một chiếc máy ảnh đủ lâu thì những yếu điểm của nó sẽ biến mất. Đa số những giới hạn của máy ảnh có thể được bù trừ bằng kĩ năng của người dùng.
5. Thói quen 'soi' chất lượng ảnh là một thói quen xấu. Nếu như bạn nghĩ ảnh của bạn không đẹp vì nó không 'nét đứt tay' hay với bất cứ lí do nhỏ nhoi nào thì bạn đã sai, vì chủ thể và ánh sáng mới là yếu tố lớn quyết định. Một bức ảnh đẹp sẽ gợi lên những cảm xúc và làm người dùng suy nghĩ, chứ không làm họ zoom lên để soi độ nét.
6. Sau khi tham gia vô số những forums, nhóm nhiếp ảnh thì tôi nhận ra một điều: những ai càng chú trọng tới việc mua máy ảnh, ống kính mới thì chất lượng ảnh của họ càng tồi.
7. Bạn có thể chụp được ảnh đẹp kể cả với ống kính kit rẻ tiền.
8. Đừng vò đầu bứt tai trong việc chọn mua ống kính, hãy chọn những ống kính phù hợp với nhu cầu sử dụng chứ đừng quá phụ thuộc vào các bài đánh giá.
9. Tập trung vào việc phát triển kĩ năng chụp hình khó nhằn hơn rất nhiều so với việc chọn mua ống kính mới, máy ảnh mới, nhưng chắc chắn sẽ làm bức ảnh của bạn đẹp hơn nhiều.
10. Học cách chỉnh sửa ảnh bằng tay chứ không dựa vào các preset có sẵn. Nếu như bạn hiểu được bản chất của từng tính năng trong phần mềm chỉnh sửa, kĩ năng nhiếp ảnh của bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều so với việc phụ thuộc vào cách chỉnh sửa của người khác.
11. Không nên 'so kè' với người khác, hãy hoàn thiện bản thân.
12. Đa phần các cuộc thi nhiếp ảnh là vô bổ, hãy đi tìm phong cách riêng của bạn hoặc mở rộng các mối quan hệ thay vì tham gia chúng.
13. Tạo thói quen lưu trữ (back-up) ảnh của bạn, nếu không muốn một ngày bị mất hết thành quả của nhiều năm.
Về tác giả: Dmitri Popov là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư và phóng viên công nghệ. Anh chuyên về nghiên cứu Linux và các phần mềm mã nguồn mở, trong thời gian rảnh thì đi chụp hình để đăng Blog và bán trên Getty Images. Bài viết trên là ý kiến cá nhân của anh đăng tải trên Petapixel.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng