10 công trình giao thông dành riêng cho động vật
Xây lên chỉ để giúp động vật đến với nhau hay di chuyển nhanh hơn, an toàn hơn, 10 công trình giao thông dưới đây dường như phá vỡ khoảng cách giữa con người với động vật.
Hiện có hàng chục nghìn con cua đỏ đang sinh sống trên đảo Christmas (đảo Giáng Sinh) ở Nam Thái Bình Dương. Cua đỏ trông rất hung dữ và rất độc nên không thể ăn được, nưng chúng lại rất có ích với hệ sinh thái khi ăn các loại lá mục, hoa quả rụng trong rừng.
Phân của chúng giúp đất đai màu mỡ hơn. Mặc dù chúng sống trong các khu rừng trên đảo nhưng buộc phải bò ra biển để sinh sản. Vào mùa sinh nở, chúng có thể phải vượt quãng đường tới hàng km trong hơn 10 ngày để tới được cách vách đá gần biển. Thách thức lớn nhất là các đoạn đường cao tốc và đường ven biển có rất nhiều phương tiện, đặc biệt là ôtô qua lại. Để chúng vượt qua các con đường cơ giới một cách an toàn, người dân nơi đây đã xây dựng lên nhiều chiếc cầu vượt chỉ để cho cua bò qua. Những cây cầu cao 5m được dựng lên, nối liền với các hàng rào hàng chục km để dẫn cua tới các vị trí an toàn.
Trong khi đó, người Nhật lại làm những "đường hầm" vượt đường ray xe lửa dành riêng cho những chú rùa. Đây là những khe rãnh nhỏ vừa đủ cho một chú rùa trưởng thành bò qua khu vực đường ray gần công viên đại dương Kobe. Công trình này có ý nghĩa lớn bởi vừa giảm thiểu số lượng rùa bị tàu hỏa cán chết, vừa hạn chế các sự cố tàu không thể hoạt động do rùa mắc kẹt trên các thanh ray.
Tại Kenya, một con đường quốc lộ xây lên đã băng qua một mảnh đất hoang - nơi sinh sống của một loài voi hoang dã ở đây. Để giúp chúng tìm lại nhau sau nhiều năm xa cách, giới chức trách đã phải cất công đào một đường hầm trị giá khoảng 250.000 USD từ tiền quyên góp từ thiện. Kết quả, những con voi đực và voi cái đã tìm về với nhau thông qua đường hầm này thay vì băng qua đường một cách khó khăn mà có thể gây nguy hiểm cho người đi lại.
Công viên quốc gia Banff bị chia cắt bởi đường cao tốc Trans-Canada. Điều đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống của các loài động vật có vú nơi đây cũng như dễ gây nguy hiểm tới những người tham gia giao thông trên đường cao tốc này. Chính vì thế, nhà quản lý đã quyết định xây dựng thêm hàng loạt cầu vượt chỉ để động vật đi qua. Theo thống kê, có tới 6 cầu vượt và 35 hầm cầu được xây lên phục vụ mục đích này. Từ khi hoàn tất, đã có khoảng 140.000 lượt "sử dụng" của các loài động vật như gấu, nai,...
Đây là hình ảnh của "đường cao tốc" dành cho ong đầu tiên và được cho là duy nhất trên thế giới tại Oslo, Na Uy. Công trình này được xây lên bởi môi trường sống đô thị tại Na Uy đang dần giết chết sự sinh tồn của các loài thụ phấn như ong. Sâu xa hơn, sản lượng nông nghiệp của con người cũng vì thế bị ảnh hưởng. Do đó, người dân nơi đây đang nỗ lực cứu vãn tình thế bằng cách đặt hàng loạt chậu hoa trên mái nhà dọc các tuyến đường xuyên thủ đô và nhiều thành phố khác ở Na Uy. Đó sẽ là nơi cung cấp phấn hoa cho loài ong. Theo thống kê, cứ khoảng 250m lại có một điểm dừng chân trên "cao tốc" đặc biệt này.
Hà Lan là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới khánh thành mạng lưới giao thông cho động vật. Khoảng hơn 600 công trình được xây dựng khắp đất nước, bao gồm cầu vượt cho động vật dài nhất thế giới với bề rộng 50 mét và dài hơn 800 mét.
North Amherst, Massachusetts là một con phố có đường bộ phân chia 2 làn trông giống với bất kỳ con đường nào trên thế giới. Tuy nhiên không phải vậy. Vào mỗi đêm mưa mùa xuân, khi nhiệt độ ngoài trời trên 40 độ, tuyết tan, hàng trăm chú kỳ nhông đốm ở phía đông thành phố bắt đầu rời hang ổ để băng qua đường để giao phối với bạn tình ở đầu kia thành phố. Trên hành trình đó, rất nhiều kỳ nhông đã bị chết khi bị ô tô hay các phương tiện khác chèn qua. Năm 1980, dân cư nơi đây đã phải căng dây và túc trực để đảm bảo kỳ nhông có thể qua đường an toàn. Tới năm 1987, một công ty thoát nước của Đức đã nghe nói về tình trạng này và quyết định thí điểm một đường hầm dành riêng cho kỳ nhông. Công trình này tồn tại tới ngày nay và được dân chúng đánh giá cao về sự ý nghĩa nhân văn.
Đường cầu vượt sinh thái trên cao băng qua các đường cao tốc tại Hà Lan cũng là những công trình ý nghĩa đối với sự sống của động vật hoang dã lẫn sự an toàn của con người.
Tại Washington, người dân đã phải dựng lên cây cầu đặc biệt dành riêng cho loài sóc. Nó đặc biệt tới nỗi, cho tới ngày nay, vẫn chưa cây cầu nào phá được kỷ lục hẹp nhất thế giới mà nó đang nắm giữ. Chi phí bỏ ra lên tới 1.000 USD.
Cuối cùng là hầm đường bộ dành cho ếch tại Mỹ. Ban đầu khi mới được xây dựng xong, có tin đồn cho rằng loài ếch không sử dụng hầm này bởi bóng đèn quá nóng, giết chết nhiều con ếch nhảy qua đây. Tuy nhiên, tính thực dụng và ý nghĩa của nó vẫn được công nhận và một cuốn sách viết về công trình này qua mắt nhìn của một chú ếch đã được xuất bản.
Theo Zing
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là 7 lý do khiến OPPO Reno13 Series đáng mua để 'du Xuân' Ất Tỵ này
Không chỉ đối tượng mà dòng smartphone này hướng tới là genZ, bất cứ người dùng nào cũng sẽ đánh giá cao những ưu điểm mà Reno 12 Series đem lại!
TikTok hoạt động trở lại tại Mỹ sau chưa đầy 1 ngày đóng cửa