Với 90 triệu USD vốn đầu tư, startup Lilium của Đức sẽ có đủ nguồn lực để phát triển mẫu máy bay chở khách mini và sớm đưa vào thương mại hóa.
Lilium là một startup về lĩnh vực hàng không của Đức với dự án phát triển một chiếc máy bay chở khách cỡ nhỏ, đã được các nhà đầu tư rót vốn 90 triệu USD. Họ đã thử nghiệm thành công một mẫu máy bay hai chỗ ngồi và đang có tham vọng chế tạo một mẫu máy bay có năm chỗ. Mẫu máy bay phản lực mini này được thiết kế để bay với vận tốc 300 km/h trên một lần sạc.
Được thành lập bởi bốn doanh nhân vào năm 2015, Lilium là một công ty khởi nghiệp ở Munich đang phát triển một chiếc máy bay cỡ nhỏ có thể cất cánh và bay theo chiều dọc tương tự như máy bay trực thăng, nhưng vẫn có khả năng bay giống như một chiếc máy bay thông thường.
Vòng gọi vốn lần này đến có sự tham gia của nhà tỷ phú đồng sáng lập Skype, Niklas Zennström, công ty khổng lồ Tencent đến từ Trung Quốc, Obvious Ventures và nhà đồng sáng lập kiêm cựu CEO của Twitter, Ev Williams. Tổng vốn đầu tư vào công ty Lilium hiện nay là hơn 100 triệu USD.
Lilium hy vọng rằng mẫu máy bay có khả năng bay ở tốc độ 300 km/h trên một lần sạc của hãng sẽ được sử dụng để chuyên chở hành khách tương tự xe taxi. Các máy bay có thể bay qua các thành phố và hạ cánh tại các điểm thiết kế sẵn trên các mái nhà cao tầng. Mức giá của dịch vụ này vẫn chưa được xác định, Lilium cũng đang phát triển một ứng dụng để đặt chuyến bay trên những máy bay mini của hãng.
Phòng chờ tại điểm đỗ của máy bay Lilium.
Quang cảnh điểm đỗ của máy bay Lilium trên mái nhà.
Giám đốc điều hành của Lilium, ông Remo Gerber nói: "Rất khó để nói rằng liệu phương thức di chuyển mới này sẽ rẻ hơn các hãng hàng không hay không. Chúng tôi nghĩ rằng các chuyến bay tương tự như taxi hoặc dịch vụ chia sẻ chuyến bay rất khả thi trong tương lai".
Các kỹ sư của Lilium đã xây dựng thành công và thử nghiệm một mẫu máy bay hai chỗ, nhưng bây giờ họ muốn tăng quy mô lên thành năm chỗ với tuổi thọ pin kéo dài một giờ mà tiếng ồn phát ra còn nhỏ hơn cả một chiếc xe máy.
Lilium cũng đang phát triển một ứng dụng để đặt chuyến bay trên những máy bay mini của hãng.
Remo Gerber đã từ chối tiết lộ ngày ra mắt nguyên mẫu của chiếc máy bay năm chỗ. Tuy nhiên, ông đã nói rằng sẽ mất vài năm nữa trước khi Lilium có thể thương mại hóa một trong những chiếc máy bay phản lực đó.
Lilium không phải là công ty duy nhất trên thị trường nghiên cứu các loại máy bay cỡ nhỏ. Nhà đồng sáng lập Google, Larry Page cũng đã đầu từ vào một startup tương tự tên là Kitty Hawk.
Ông Remo Gerber cũng từ chối bình luận cụ thể về việc Kitty Hawk khác với Lilium như thế nào, nhưng ông chỉ ra rằng những dự án tương tự sẽ không có công nghệ cất cánh và hạ cánh thẳng đứng như Lilium. Một số đối thủ cạnh tranh cũng đang phát triển máy bay có khả năng tự lái nhưng Remo Gerber cho biết máy bay của Lilium trước mắt sẽ có một phi công.
Zennström, Giám đốc điều hành và là thành viên sáng lập của Atomico cho biết: "Lilium đã chứng tỏ được vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp mới này và công nghệ của họ sẽ tác động tích cực đối với thế giới trong tương lai.
Với vòng đầu tư lần này, Lilium sẽ có vốn và các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ phát triển mẫu máy bay và sớm đưa vào thương mại hóa, góp phần thay đổi cách chúng ta đi lại và giúp giải quyết một số thách thức lớn của thời đại".
Máy bay Lilium
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sếp realme nói gì khi các đối thủ tầm trung lần lượt sở hữu công nghệ chụp ảnh của Leica và Hasselblad còn họ thì không?
realme vừa qua đã ra mắt mẫu flagship mới nhất là realme GT 7 Pro cho thị trường quốc tế. Công ty cũng tổ chức một sự kiện gặp gỡ báo chí khu vực Đông Nam Á ở Malaysia, tại đây, Trưởng bộ phận sản phẩm realme, Clutch Wu, đã trả lời một số câu hỏi thú vị xoay quanh tầm nhìn và những kế hoạch tương lai của công ty trên thị trường smartphone.
Hết đứng đầu ngành công nghệ và khám phá vũ trụ, Elon Musk giờ còn là game thủ Diablo IV số 1 thế giới!