"Không cần hoảng loạn": Xác suất va chạm giữa thiên hà Andromeda và thiên hà chứa Trái Đất giờ chỉ còn 50-50
Một nghiên cứu mới cho thấy xác suất va chạm giữa thiên hà Andromeda và Milky Way trong vòng 10 tỷ năm tới chỉ còn 50%. Điều này có nghĩa là kế hoạch tránh thảm họa giữa các thiên hà có thể không cần thiết.
- Không cần quang hợp: Các nhà khoa học phát hiện ra loài thực vật có thể đánh cắp chất dinh dưỡng để tồn tại
- [Trên Ghế 01] Các hãng xe Trung Quốc bắt tay nhau để đấu phần còn lại tại Việt Nam: ‘Kịch bản trong mơ’
- Chuyên gia Hàn Quốc thiết kế lại chiếc bánh xe, đến xe lăn cũng có thể vượt chướng ngại vật và leo cầu thang
Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng xác suất va chạm giữa thiên hà Andromeda và Milky Way (hay Ngân Hà - thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta) đang giảm xuống mức 50%). Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng Hubble của NASA và kính viễn vọng Gaia của ESA để phân tích chuyển động của các ngôi sao trong Andromeda, từ đó đánh giá lại quỹ đạo của thiên hà này. Mặc dù Andromeda vẫn đang di chuyển về phía Milky Way, nhưng khả năng xảy ra va chạm trong tương lai gần đã giảm đáng kể.
Trong bối cảnh này, không thể không nhắc đến nhóm thiên hà mà Milky Way tham gia, được gọi là Local Group. Nhóm này bao gồm hai cụm thiên hà lớn, trong đó Milky Way có khoảng 60 thành viên đã được xác nhận, còn nhóm Andromeda có khoảng 40 thiên hà. Mỗi cụm thiên hà này được cho là bị khóa trọng lực vào thiên hà mẹ của chúng và đang di chuyển về phía nhau.
Hai thiên hà đáng chú ý trong các cụm này là Large Magellanic Cloud và Triangulum Galaxy (M33). Cả hai đều đủ lớn và có quỹ đạo di chuyển thích hợp để có thể làm thay đổi hướng di chuyển của các thiên hà mẹ, từ đó có thể trì hoãn va chạm giữa Milky Way và Andromeda.
Mặc dù có những thiên hà trong mỗi nhóm chưa được xác nhận hoàn toàn về việc bị khóa trọng lực vào thiên hà mẹ, M33 là một ví dụ điển hình. Có khả năng nó chỉ là một khách tham quan liên thiên hà, tạm dừng lại trong khu vực của chúng ta.
Va chạm giữa các thiên hà không phải là điều hiếm gặp trong vũ trụ. Một ví dụ nổi bật là NGC 6052, được phát hiện lần đầu vào năm 1784 và sau đó được Hubble chụp lại để chứng minh rằng đây là hai thiên hà đang trong quá trình hợp nhất.
Mặc dù xác suất va chạm giữa Milky Way và Andromeda đã được kéo dài thêm, nhưng cuối cùng, trong hàng tỷ năm tới, hai thiên hà này vẫn sẽ va chạm và hợp nhất thành một thiên hà mới mang tên "Milkomeda". Số phận của hệ mặt trời của chúng ta vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể dự đoán rằng nó sẽ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, vì trong các vụ hợp nhất thiên hà, các ngôi sao thường không va chạm với nhau. Hầu hết thành phần cấu thành thiên hà là khí và không gian trống.
Điều đáng tiếc là chúng ta sẽ không thể tận hưởng cảnh tượng tuyệt đẹp của thiên hà Andromeda lấp đầy bầu trời đêm của chúng ta ngay trước khi hai thiên hà này va chạm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sếp realme nói gì khi các đối thủ tầm trung lần lượt sở hữu công nghệ chụp ảnh của Leica và Hasselblad còn họ thì không?
realme vừa qua đã ra mắt mẫu flagship mới nhất là realme GT 7 Pro cho thị trường quốc tế. Công ty cũng tổ chức một sự kiện gặp gỡ báo chí khu vực Đông Nam Á ở Malaysia, tại đây, Trưởng bộ phận sản phẩm realme, Clutch Wu, đã trả lời một số câu hỏi thú vị xoay quanh tầm nhìn và những kế hoạch tương lai của công ty trên thị trường smartphone.
Hết đứng đầu ngành công nghệ và khám phá vũ trụ, Elon Musk giờ còn là game thủ Diablo IV số 1 thế giới!